Không chỉ nhờ kế hoạch xây dựng thương hiệu cụ thể, rõ ràng, một cái tên độc đáo, một logo thương hiệu không giống ai, các hãng thời trang còn thành công nhờ các chiến lược xây dựng thương hiệu rất bài bản. Vậy làm cách nào để có cho mình chiến lược xây dựng thương hiệu thời trang phù hợp nhất? Dưới đây là top những chiến lược xây dựng thương hiệu đỉnh cao mà bạn nên học hỏi.
1. Chiến lược tập trung
Chiến lược tập trung là là chiến lược cạnh tranh chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của một nhóm khách hàng hoặc một vài đoạn thị trường. Chiến lược xây dựng thương hiệu tập trung thường phù hợp với những thương hiệu thời trang mới bước chân vào thị trường, còn yếu về tiềm lực và kinh tế. Để tránh bị cạnh tranh bởi các đối thủ mạnh sẵn có, hay lựa chọn hướng đi riêng với phân khúc riêng và độc lập phát triển. Điều này giúp bạn tập trung được nguồn lực, khả năng sản xuất, nhân sự cho thị trường mục tiêu đó.
Tuy nhiên, điểm yếu của chiến lược cạnh tranh tập trung cũng chính là ở việc thu hẹp thị trường, các đối thủ khác có thể tìm kiếm và tập trung tốt hơn vào thị trường nhỏ bên trong của thị trường tập trung của doanh nghiệp.
2. Chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược hướng khác biệt hoá là chiến lược mà bạn định vị sản phẩm hoặc dịch vụ thương hiệu thời trang của mình theo hướng khác biệt so với tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, từ đó khắc sâu trong tâm trí khách hàng đặc điểm nổi bật khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Mặc dù vậy, thương hiệu thời trang của bạn luôn cần phải luôn cập nhật xu hướng ngành và nhu cầu của người tiêu dùng để duy trì sự khác biệt, tránh việc sản phẩm đã lỗi thời hoặc có sự sao chép từ đối thủ cạnh tranh.
3. Chiến lược chi phí thấp
Chiến lược chi phí thấp là tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất nhằm thu hút khách hàng mục tiêu nhạy cảm với giá thấp. Chiến lược này giúp cho thương hiệu thời trang của bạn có được lợi nhuận cao từ việc có được chi phí thấp, giảm sự gia nhập từ các sản phẩm thay thế. Để đạt được điều này, bạn nên giảm chi phí sản xuất, không tập trung khác biệt hóa sản phẩm hay sản phẩm của bạn thuộc loại hàng hóa phổ biến, thị trường đã bão hòa và chỉ có thể nhận biết bằng giá.
4. Chiến lược tạo cảm xúc thương hiệu
Tạo cảm xúc cho người mua rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu thời trang của bạn. Khách hàng thường hành động để tìm kiếm các sản phẩm đem lại những lợi ích và cảm xúc tích cực. Một thương hiệu tạo được cảm xúc tốt tới khách hàng sẽ có khả năng được ghi nhớ lâu dài. Vì vậy, hãy tìm cách để kết nối thương hệu thời trang của bạn với khách hàng theo cách cảm xúc hơn.
5. Chiến lược đồng bộ hóa
Chiến lược đồng bộ hóa nghĩa là thương hiệu thời trang của bạn phải tiếp cận khách hàng tại mọi điểm chạm, đồng bộ tất cả thông điệp thương hiệu và gửi chúng cho khách hàng tại mọi điểm tiếp xúc với thương hiệu. Nó có thể bao gồm mọi thứ, từ tông giọng, hình ảnh bạn sẽ sử dụng cho tới logo, slogan, sơ đồ màu để định vị một số sản phẩm,… Bằng cách dành thời gian để chi tiết hóa những điểm này, thương hiệu của bạn chắc chắn sẽ khác biệt trên một khía cạnh tổng thể.
6. Chiến lược làm mới thương hiệu
Bên cạnh những chiến lược xây dựng thương hiệu thời trang xuyên suốt kể từ khi bạn bắt đầu bước chân vào thị trường cho tới khi đã phát triển đến tầm cao nhất định, thì việc làm mới thương hiệu là chiến lược mà bạn cần cân nhắc nếu muốn thương hiệu của bạn ngày càng vững mạnh. Làm mới thương hiệu chính là cách mà bạn thay đổi thương hiệu thời trang của mình sao phù hợp với thị trường, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thích nghi với những xu hướng mới, hoặc có thể là thay đổi từ logo, bộ nhận diện thương hiệu cho tới chiến lược kinh doanh.
Qua những chiến lược xây dựng thương hiệu thời trang kể trên, AEDIGI hy vọng rằng bạn sẽ có một cái nhìn mới cũng như những bài học riêng cho quá trình xây dựng thương hiệu của bạn. Hãy biết cách tận dụng thật khéo léo, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mình để có thể đạt được những thành công trong tương lai nhé.