Dropshipping là gì? Hướng dẫn kiếm tiền với Dropshipping

Đối với người mới bắt đầu tham gia vào kinh doanh online hay xâm nhập vào lĩnh vực thương mại điện tử, khi nghe thấy dropshipping có vẻ hơi khó hiểu. Vì vậy, bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn thế nào là Dropshipping và Hướng dẫn kiếm tiền với Dropshipping.

Tìm hiểu về Dropshipping

Để hiểu về dropshipping bạn cần hiểu rõ 2 vấn đề: dropshipping là gì và quy trình hoạt động của phương thức kinh doanh dropshipping.

Dropshipping là gì?

Dropshipping là một loại mô hình kinh doanh cho phép một cửa hàng hoạt động mà không cần duy trì hàng tồn kho, không cần sở hữu kho hàng để lưu trữ sản phẩm và cũng không cần vận chuyển sản phẩm đó đến khách hàng.

Cách thức hoạt động là các của hàng bán lẻ hợp tác với nhà cung cấp. Nhiệm vụ của nhà cung cấp là sản xuất sản phẩm, lưu trữ sản phẩm, đóng gói sản phẩm và gửi sản phẩm trực tiếp đến tay khách hàng thay cho cửa hàng bán lẻ.

Trên tiêu đề người gửi, nhà cung cấp sẽ đề tên của cửa hàng bán lẻ.

Quy trình hoạt động của mô hình kinh doanh dropshipping

Bước 1: Khách hàng đặt mua 1 sản phẩm ABCD trên cửa hàng online của người bán lẻ.

Bước 2: Cửa hàng bán lẻ chuyển đơn hàng đến cho nhà cung cấp.

Bước 3: Nhà cung cấp đóng gói sản phẩm và giao hàng trực tiếp đến tay khách hàng bằng tên của cửa hàng bán lẻ.

Loại mô hình kinh doanh này cực kỳ hấp dẫn và thu hút được các cửa hàng bán lẻ vì họ không cần có địa điểm kinh doanh như văn phòng và kho hàng. Tất cả những gì người bán lẻ cần là chiếc laptop được kết nối Internet.

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Dropshipping

Ưu điểm của Dropshipping

Phương thức kinh doanh dropshipping có nhiều khía cạnh thuận lợi như:

  • Dễ dàng để thiết lập kinh doanh

Mô hình này không cần phải xây dựng bộ máy hoạt động như doanh nghiệp. Đơn giản chỉ cần thực hiện 3 bước: thiết lập website bán hàng online, tìm nhà cung cấp dropship và bắt đầu bán hàng.

Đối với người mới gia nhập ngành thương mại điện tử thì mỗ hình này là tương đối dễ hiểu và dễ thực hiện.

  • Chi phí thiết lập mô hình kinh doanh dropshipping là cực rẻ

Trong mô hình kinh doanh truyền thống, phần lớn chi phí liên quan đến vấn đề vận hành hoạt động bán lẻ như mua hàng lưu trữ, thuê văn phòng và kho bãi… Tuy nhiên với mô hình này bạn không phải lo lắng về vấn đề chi phí đầu tư, tất cả chi phí bạn phải chi trả chi phí liên quan đến vận hành website như tên miền, hosting, app ứng dụng. Do đó .

  • Rủi ro của phương thức dropshipping là cực thấp

Do cửa hàng bán lẻ không có hàng tồn kho cho nên nếu cửa hàng không bán được sản phẩm thì cũng không mất bất cứ gì cả. Vì thế bạn sẽ không có áp lực phải thanh lý hàng tồn kho.

  • Có thêm thời gian và nguồn lực để mô hình kinh doanh

Nếu bạn muốn có nhiều lợi nhuận hơn trong mô hình kinh doanh bán lẻ truyền thống thì bạn sẽ phải đầu tư vốn nhiều hơn và làm việc nhiều hơn. Tuy nhiên với mô hình dropshipping tất cả những gì bạn phải làm chỉ là gửi đơn hàng khách đặt cho nhà cung cấp để họ xử lý các vấn đề như gói hàng, giao hàng trực tiếp đến khách hàng.

Trong khi đó bạn vẫn kiếm lợi nhuận từ đơn hàng bán được và có thêm thời gian để tìm kiếm sản phẩm phù hợp khác, nhà cung cấp khác để mở rộng lĩnh vực, kế hoạch kinh doanh.

  • Có số lượng mặt hàng đa dạng để bán

Bạn có thể tìm kiếm nhiều sản phẩm để bán cùng một lúc, kiểm tra xem mức độ thích ứng của sản phẩm với khách hàng như thế nào để đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý.

  • Làm việc ở bất cứ đâu

Dropshipping không cần văn phòng, không cần nhà kho, không cần nhân viên.

Bạn có thể làm việc ở bãi biển, nhâm nhi ly cocktail trong khi hoạt động kinh doanh vẫn thuận lợi bởi vì tất cả yêu cầu của dropshipping chỉ là máy tính xách tay có kết nối Internet.

Nhược điểm của Dropshipping

Giống như mọi thứ trong cuộc sống, bất cứ điều gì cũng có ưu điểm và nhược điểm.

  • Lợi nhuận có thể là thấp hơn một chút 

Tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực, vị trí và yêu cầu cầu của bạn với nhà cung cấp. Những yếu tố này có thể sẽ bị nhà cung cấp tính giá cao hơn cho sản phẩm dropshipping. Điều này dẫn đến lợi nhuận cho mỗi sản phẩm bạn bán sẽ giảm so với mức lợi nhuận bạn mong muốn.

  • Có những thứ bạn không kiểm soát được 

Sự hài lòng của khách hàng thường liên quan đến cả quy cách đóng gói, bao bì và thương hiệu của sản phẩm hay là quà tặng thêm đi kèm sản phẩm… Tất cả những điều nhỏ nhặt này đều được tính làm thước đo đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng.

Thật không may là mô hình dropshipping này người bán lẻ không thể tận tay hoàn thành những bước trên. Trong suốt quá trình phân phối, tất cả đều được hoàn thành bởi nhà cũng cấp.

  • Mức độ cạnh tranh tương đối cao

Do sự phổ biến, sức hấp dẫn của mô hình kinh doanh dropshipping thu hút nhiều cửa hàng bán lẻ tham gia. Nghĩa là sẽ ngày càng nhiều cửa hàng bán lẻ tham gia vào từng phân khúc của thị trường dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày càng cao.

  • Kiểm kê có thể phức tạp 

Việc cửa hàng bán lẻ theo dõi hàng tồn kho là rất khó. Đôi khi phải hủy đơn đặt hàng hay backorder (đơn hàng mà nhà cung cấp không còn hàng trong kho để giao cho khách hàng).

Lợi nhuận của Dropshipping

Mức lợi nhuận thông thường cho một đơn hàng dropshipping có thể dao động từ 15% – 45%. Tuy nhiên, mặt hàng tiêu dùng và mặt hàng xa xỉ như hàng điện tử, đồ trang sức… có thể mang lại lợi nhuận lên tới 100%.

Để đạt được con số lợi nhuận như vậy với điều kiện bạn phải tìm đúng lĩnh vực phù hợp, nhà cung cấp dropship bán cho bạn với giá tốt và một điều quan trọng là thị trường bạn kinh doanh chưa bão hòa.

Thêm một cách để bạn kiếm khoản lợi nhuận cao là tìm kiếm nguồn hàng trực tiếp từ các nhà máy sản xuất thay vì mua hàng từ các nhà cung cấp khác. Điều này giúp bạn cắt giảm được khâu trung gian và tăng lợi nhuận trong kinh doanh.

Một khi công việc kinh doanh dropshipping đi vào vẫn hành trơn chu và tìm được sản phẩm “winning product” thì cửa hàng bán lẻ của bạn sẽ nhanh chóng trở thành cỗ máy in tiền.

Một công ty thành công của Steve Tan (người đồng sáng lập cộng đồng e-commercer Elites Mastermind) đã kiếm được hơn 1 triêu đô trong vòng 8 tháng triển khai kinh doanh dropshipping.

Tuy nhiên không phải ai làm kinh doanh theo mô hình dropshipping cũng đều gặp măy mắn và kiếm được khoản tiền khổng lồ như vậy.

Ai thích hợp làm mô hình kinh doanh Dropshipping

  • Những người lần đầu bước chân vào con đường kinh doanh online

Dropshipping là một mô hình kinh doanh tuyệt vời cho những ai lần đầu bước chân vào con đường kinh doanh online. Mô hình này rất hấp dẫn với những người chưa có kinh nghiệm về thương mại điện tử vì ít rủi ro và số vốn đầu tư ít khi bắt cầu công việc kinh doanh riêng.

Do dó, người tham gia vào mô hình kinh doanh này sẽ không thấy nó giống như đánh bạc so với mô hình kinh doanh truyền thống.

  • Người mà muốn tìm phương thức kinh doanh mới

Bởi vì số vốn cần thiết để đầu tư vào mô hình kinh doanh dropshipping là tối thiểu nên nó phù hợp với những ai là chủ shop với lo lắng thướng xuyên về hàng tồn kho. Họ nên thử phương thức kinh doanh này để có thêm cơ hội kiểm tra nhiều sản phẩm mới hơn mà không phải lo giải quyết hàng tồn kho chưa bán được.

  • Dân công sở

Dân công sở có công việc hành chính nhưng họ thường khá rảnh rỗi. Với chiếc máy tính lúc nào cũng kè kè bên người và vấn đề drop shipping lại không phải lưu kho và giao hàng cho khách. Kết hợp hai yếu tố này thì đúng là thiên thời địa lợi cho dân văn phòng.

Mỗi ngày họ chỉ cần dành lấy 2 – 3 tiếng tìm kiếm sản phẩm, cập nhật sản phẩm lên website và kết hợp quảng cáo truyền thông xã hội thì họ hoàn toàn có thể kiếm thêm một khoản thu nhập kha khá.

Hướng dẫn cách tìm sản phẩm dropshipping

Một số tiêu chí chọn sản phẩm tốt

Để thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử, bạn cần tìm đúng sản phẩm để bán. Đặc biệt trong mô hình kinh doanh Dropshipping, việc tìm đúng sản phẩm là khía cạnh quan trọng nhất trong côg việc kinh doanh của bạn.

Không có cách nào để xác định được sản phẩm nào là hoàn hảo trong một mô hình kinh doanh. Tuy nhiên, dựa trên nghiên cứu, con số thông kê và kinh nghiệm thực tế, mình sẽ đưa ra 1 danh sách các sản phẩm để bạn tham khảo. Đây là một cách để bạn thử nghiệm sản phẩm và xác định sản phẩm nào phù hợp để kinh doanh.

Trước tiên mình đưa ra một số tiêu chí để đánh giá sản phẩm:

  • Giá bán lẻ

Khi kinh doanh mô hình dropshipping, giá bán lẻ và giá bán buôn là khác nhau quan trọng. Giá thấp có thể giúp doanh số bán của bạn tăng lên nhưng lợi nhuận cho mỗi sản phẩm là ít đi. Trong khi các sản phẩm giá cao hơn, mặc dù bạn bán ít nhưng bạn vẫn có lợi nhuận nhiều cho mỗi sản phẩm đó.

Vì vậy bạn cần phải cân bằng giữa lợi nhuận của bạn và giá mong đợi của khách hàng.

Với cá nhân mình, mức độ lợi nhuận cho sản phẩm bán lẻ dao dộng từ 15% – 45% là hoàn toàn chấp nhận được. Khoảng giá bán cho những sản phẩm bán lẻ của bạn từ 40$ – 80$ là phù hợp với khách hàng.

  • Kích thước và trọng lượng 

Quy cách đóng gói, trọng lượng sản phẩm khác nhau thì dẫn đến chi phí vận chuyển khác nhau. Điều này có nghĩa là những vật nhỏ, nhẹ sẽ mạng lại cho bạn lợi nhuận nhiều nhất. Bạn nên bắt đầu kinh doanh với sản phẩm nhỏ, nhẹ vì đây là cách tốt nhất cho người mới tham gia vào mô hình dropshipping.

  • Sản phẩm bán chéo 

Sản phẩm bán chéo là bạn bán một sản phẩm chính và kèm theo những sản phẩm liên quan khác với sản phẩm chính đó.

Việc bán bộ sản phẩm liên quan là một cách tuyệt vời để đem nhiều giá trị cho khách hàng và là cách khuyến khích họ mua nhiều hàng hơn trong đơn đặt hàng.

Mình sẽ đưa bạn một ví dụ để dễ hình dung:

Bạn bán chiếc điện thoại di động, bạn có thể bán các sản phẩm liên quan đi kèm như miếng dán cường lực, ốp điện thoại hay pin sạc dự phòng…

Nếu bạn chọn theo hướng đi này, hãy cân nhắc chiến lược giá hợp lý để tạo ra được lợi nhuận cao mà vẫn đem giá trị đến khách hàng.

Chiến lược mình áp dụng cho phương pháp bán chéo này là chỉ lấy 10% -15% lợi nhuận cho sản phẩm chính. Những sản phẩm liên quan đi kèm có thể mang lại lợi nhuận lên tới 100%.

  • Độ bền

Nếu như sản phẩm của bạn có thể chuyển nhượng hoặc có thể phục hồi, tái tạo lại sẽ có cơ hội cao để khách hàng của bạn quay lại mua hàng.

Điều này giúp bạn có thêm khách hàng trung thành và tăng doanh số bán hàng.

Nhiều cửa hàng bán lẻ đã thiết lập các tùy chọn đăng ký cho khách hàng để đảm bảo rằng luôn có những giao dịch lặp lại từ khách hàng. Bạn có thể làm dịch vụ này trở nên hấp dẫn cho khách hàng bằng cách giảm 5% – 10% cho khách hàng đã từng mua sản phẩm trước đây.

  • Tái đầu tư

Bạn nên cân nhắc về tỷ lệ quay vòng vốn của sản phẩm bạn đang bán (cân nhắc về thay đổi giá cả, chiết khẩu phù hợp…)

Như những cửa hàng bán lẻ khác, khi họ thấy sản phẩm từ cửa hàng bạn bán chạy, họ sẽ ăn cóp hình ảnh và nội dung của bạn. Vì vậy, bạn cần thay dổi nội dung, hình ảnh, video sau một khoảng thời gian đăng bài bán hàng.

Đây là một hình thức tái đầu tư, có thể tốn kém một chút về thời gian và tiền bạc.

Bạn nên tìm hiểu cách chụp ảnh, cách tạo video hấp dẫn và cách viết mô tả sản phẩm thế nào để thu hút khách hàng nhé

Những lỗi cần tránh trong kinh doanh Dropshipping

Những sai lầm bạn cần tránh trong dropshipping:

  • Không dựa vào cảm tính để lựa  chọn sản phẩm

Bạn luôn cần giữ cái đầu tỉnh táo và quyết định lựa chọn sản phẩm dựa trên: nghiên cứu sản phẩm, tính xác thực của sản phẩm, đánh giá, phân tích xác thực nhu cầu của thị trường.

  • Không bán sản phẩm kém chất lượng hoặc copy sản phẩm thật 

Cách bán hàng này chỉ là những mánh quảng cáo bán hàng rẻ tiền mà còn là bất hợp pháp với những quốc gia như Mỹ, Canada… Nên tránh những sản phẩm nhái, fake để tránh những rắc rối phải gặp sau này.

  • Không bán hàng theo kiểu phong trào

Nếu bạn có suy nghĩ cứ bán theo phong trào thì chắc chắn đây không phải là một ý tưởng tồi. Thị trường cho sản phẩm dropshipping thường có xu hướng bão hòa nhanh vì mức độ cạnh tranh cao.

Nếu sản phẩm theo xu hướng là con đường bạn muốn theo đuổi, bạn cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng sản phẩm đó có xu hướng tăng hay giảm để đánh giá người tiêu dùng mong đợi gì từ sản phẩm này.

Sử dụng công cụ phân tích sản phẩm như Google Keyword Planner và Google Trend để đánh giá xu hướng.

Lĩnh lực, thị trường mục tiêu

Việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ thiết lập một nền tảng vững chắc cho công việc kinh doanh. Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn biết được phạm vi, lĩnh vực và thị trường mục tiêu:

Bước 1: Bước đầu tiên và quan trọng nhất là đánh giá nhu cầu hiện tại cho sản phẩm.

Sử dụng công cụ Google Keyword Planner để tìm hiểu từ khóa của sản phẩm được xếp hàng tháng. Điều này giúp bạn biết được có bao nhiêu người đang tìm kiếm sản phẩm này trong công cụ tìm kiếm Google mỗi tháng và bạn cũng biết được nhu cầu cho sản phẩm bạn nhắm đến là như thế nào?

Từ khóa lý tưởng nhất là có khoảng vài nghìn lượt tìm kiếm mỗi tháng. Với từ khóa sản phẩm như vậy bạn hoàn toàn có thể xây dựng mô hình kinh doanh xoay quanh từ khóa đó.

Tuy nhiên nếu sản phẩm bạn nhắm đến là mới, dành cho thị trường mới nổi thì thường có rất ít người tìm kiếm và biết đâu nó sẽ trở thành từ khóa xu hướng cho sau này.

Bước 2: Sản phẩm, khách hàng, mô hình kinh doanh có thể bị tác động, ảnh hưởng theo mùa

Có một số sản phẩm chỉ là hàng hóa theo mùa, trong khi một số sản phẩm khác lại là hàng hóa bán tốt quanh năm. Vậy làm sao có thể phân biệt được giữa 2 loại sản phẩm này?

Công việc này đơn giản bởi vì đã có Google Trends. Công cụ này cung cấp cho người dùng một phân tích biểu đồ tìm kiếm, phân tích thừoi điểm khách hàng tìm kiếm từ khóa cao nhất và tổng khối lượng tìm kiếm theo qua khoảng thời gian dài.

Công cụ phân tích từ khóa xu hướng này giúp bạn biết trước, chuẩn bị trước cho sự giảm hoặc tăng đột biến về doanh số bán hàng trong năm, dảm bảo bạn không bị mất cảnh giác.

Bước 3: Mở rộng phạm vi cạnh tranh và quan sát đối thủ

Bạn tìm kiếm những trang web là đối thủ cạnh tranh, xem họ dùng nền tảng truyền thông xã hội như thế nào? Tìm hiểu về sự hiện diện cảu họ trên các thị trượng Amazon, ebay, Aliexpress… Chú ý tới mức độ đánh giá xếp hạng, bình luận và mức độ tương tác của khách hàng cảu họ.

Sau khi thu thập nguồn dữ liệu, thông tin trên thì xem xét tìm những điểm yếu, điểm hạn chế của đối thủ cạnh tranh chưa đáp ứng được kỳ vọng của thị trường để bạn tìm kiếm giải pháp khắc phục, dần thu hẹp khoảng cách với đối thủ cạnh tranh.

CÂN NHẮC VỀ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU

Những yếu tố bạn cần xem xét về thị trường mục tiêu gồm:

  • Nhân khẩu học

Nhân khẩu học như vị trí địa lý, khoảng thu nhập hay thu nhập bình quân, thói quen của độc giả là một phần để hiểu khách hàng mục tiêu bạn nhắm đến là như thế nào, sản phẩm bán ở đau và bằng cách nào để bạn cung cấp sản phẩm dropshipping đến họ.

  • Giới tính

Theo thống kê, nam giới và phụ nữ có cách mua sắm khác nhau, cách chi tiêu khác nhau và kiểu mẫu mua hàng khác nhau.

Mặc dù giới tính trong thị trường mục tiêu tiềm năng có thể không phải là khía cạnh quan trong nhất nhưng cũng là một yếu tố để nhìn vào.

Loại thiết bị khách hàng thường dùng để mua sắm (máy tính, ipad hay điện thoại), nội dung quảng cáo nào phù hợp (mô tả sản phẩm, đánh giá sản phẩm), loại ngôn ngữ thúc đẩy chuyển đổi thành khách hàng… Những điều này là yếu tó có thể ảnh hưởng bởi giới tính.

  • Khung tuổi

Hiểu được loại hình chi tiêu và cách mua hàng của nhóm tuổi khác nhau sẽ rất hữu ích.

Ví dụ như:

  • Khung tuổi (sinh năm 1985 – 2000) thường là phân khúc thu nhập trung bình, vì thế không nên nhắm những sản phẩm dropshipping đắt tiền đến nhóm tuổi này.

  • Mức tuổi thanh thiếu niên từ 13 – 18 tuổi cũng không nên bán sản phẩm đắt tiền.

  • Khung tuổi lớn hơn 60 thường không thích mua hàng online hay thậm chí họ còn rất ít khi dùng Internet.

  • Loại hình tổ chức

Bạn phải biết rõ sản phẩm bạn đang nhắm trực tiếp cho khách hàng hay đến các doanh nghiệp hoặc tổ chức chính phủ.

Bất kể loại hình nào: Doanh nghiệp đến khách hàng (B2C), doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B) hoặc doanh nghiệp đến chính phủ (B2G) sẽ ảnh hưởng tới khía cạnh kinh doanh cảu bạn.

Bạn cần xác định rõ khách hàng bạn là ai? số lượng sản phẩm họ mua từ bạn? mục tiêu chủ yếu họ mua sản phẩm từ bạn? cách tiếp thị, quảng cáo sản phẩm của bạn đến họ như thế nào?

Thông thường bạn là doanh nghiệp hoặc cửa hàng kinh doanh online sẽ bán trực tiếp đến người tiêu dùng, vì thế bạn nên cân nhắc xem loại hình tổ chức ảnh hưởng như thế nào đến cửa hàng online bạn.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Để đánh bại đối thủ cạnh tranh bạn cần hiểu rõ đối thủ.

Nếu sản phẩm bạn muốn bán đã có người bán trên thị trường thi đây là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên nếu có quá nhiều người bán thì nó sẽ trở thành một vấn đề để cửa hàng online bạn tìm được một chỗ đứng trên thị trường và cách để cửa hàng bạn nổi bật hơn so với những cửa hàng khác.

Để mở rộng phạm vi cạnh tranh, bạn có thể sử dụng phương pháp sau:

  • Sử dụng công cụ online để kiểm tra, đánh giá website đối thủ

Những website ………….. cho phép bạn kiểm tra thứ tự xếp hạng và tên miền của bất cứ website nào bằng cách đưa URL website đó vào kiểm tra.

Cách này giúp bạn hình dung ra được bác tranh về lưu lượng truy cập của trang web đối thủ cạnh tranh đến từ “từ khóa tìm kiếm” và các liên kết khác đến chính xác từ đâu.

Bạn cũng làm cách kiểm tra, đánh giá tương tự cho chính website bạn để hiểu rõ hơn về bản thân.

  • Đặt mua hàng từ website đối thủ

Phương pháp đặt mua hàng từ website đối thủ là cách để hiểu rõ phương thức và quy trình hoạt động của đối thủ như thế nào. Thông qua mua hàng từ đối thủ, bạn có cái nhìn khách quan hơn về những khía cạnh đối thủ đã làm tốt và những khía cạnh còn thiếu sót.

Với khía cạnh tốt bạn có thể học tập một phần hoặc toàn bộ quy trình của họ. Còn với những khía cạnh thiếu sót bạn có thể cải tiến để đem đến chất lượng tốt nhất cho khách hàng của bạn.

  • Phân tích kênh truyền thông, xã hội 

Theo dõi, phân tích kênh truyền thông xã hội của đối thủ cạnh tranh là một cách tuyệt vời để nhận phải hồi trực tiếp từ khách hàng về hoạt động kinh doanh của đối thủ bạn. Ngoài ra kênh truyền thông xã hội này còn là căn cứ để bạn phân tích chiến lược tiếp thị của họ.

Tìm sản phẩm phù hợp cho Dropshipping

Để bắt đầu quá trình tìm sản phẩm phù hợp, trước tiên bạn phải tạo ra một danh sách hoặc spreadsheet (trong Execl hoặc trên Google) ghi đầy đủ tên sản phẩm và nguồn cung cấp từ đâu.

Có nhiều sản phẩm bạn trông thấy trong quá trình tìm kiếm sản phẩm. Việc lập bảng danh sách sản phẩm này giúp bạn không bị quên sản phẩm mà bạn đã quan tâm và danh sách sản phẩm này cũng là nguồn căn cứ dữ liệu để tham khảo trong tương lai.

Công cụ tìm kiếm Google là một cách tuyệt vời để tìm kiếm sản phẩm tiềm năng. Thông qua việc tìm kiếm sản phẩm trên Google, bạn có thể thấy Google còn đề xuất những từ khóa phổ biến, được mọi người quan tâm nhất trên công cụ tìm kiếm đó.

Bạn quan sát, chắt lọc các kết quả tìm kiếm này là cách giúp bạn tìm ra hướng chiến lược quảng cáo từ khóa thương hiệu sản phẩm cho bản thân.

Một cách thú vị khác để chọn sản phẩm phù hợp kinh doanh dropshipping theo nhu cầu khách hàng là theo dõi, kiểm tra các diễn đàn sản sản phẩm và trang web đánh giá sản phẩm.

Nếu là sản phẩm mới, chưa được ai nhận xét thì bạn có thể tạo ra bài viết mới để độc giả đánh giá. Các trang đánh giá cũng được coi là điểm xếp hạng. Nếu điểm đánh giá sản phẩm cao có nghĩa là sản phẩm này có khả năng tạo ra nguồn doanh thu cao.

Dưới đây là một số sản phẩm đã phổ biến và có thể vẫn là xu hướng năm nay:

  • Phụ kiện điện thoại
  • Áo thun tự thiết kế
  • Đồ trang sức
  • Đồ dùng cắm trại
  • Thực phẩm tốt cho sức khỏe
  • Thiết bị Gym và Fitness
  • Đồ dùng cho bé
  • Sản phẩm làm đẹp

Tất cả những sản phẩm này đều là những sản phẩm bán chạy trong năm qua. Một khi bạn dự đoán đúng về xu hướng sản phẩm, sẽ có một khoản lợi nhuận không hề nhỏ chạy vào túi bạn.

Lựa chọn chính xác nhà cung cấp Dropshipping

Toàn bộ mô hình kinh doanh dropshipping đều dựa trên cách nhà cung cấp thực hiện các đơn hàng có đầy đủ, chính xác và hiệu quả hay không. Dó đó, lựa chọn đúng nhà cung cấp là một trong những việc quan trọng nhất hướng tới việc thiết lập công việc kinh doanh thành công.

Nếu nàh cung cấp nhầm lẫn đơn hàng cho khách hàng, cửa hàng bán lẻ của bạn vẫn phải chịu trách nhiệm. Vì thế việc chọn đúng nhà cung cấp giống như bạn tìm đúng chiếc chìa khóa để mở cánh cửa giúp công việc kinh doanh hướng đến thành công.

Đây là một vài yếu tố cân nhắc khi chọn nhà cung cấp:

  • Chọn nhà cung cấp có kinh nghiệm 

Yếu tố kinh nghiệm là một điều không gì sánh được trong cuộc sống nói chung và dropshipping nói riêng. Nhà cung cấp dropshipper là người hiểu những khó khăn trong mô hình dropshipping và biết cách làm thế nào để giải quyết một vấn đề hiệu quả.

Đội ngũ nhân viên bán hàng có thể trả lời bất cứ câu hỏi, thắc mắc nào sẽ làm bạn cảm thấy an tâm, tin tưởng và họ có thể là người cộng tác tốt, ảnh hưởng tốt đến công việc kinh doanh của bạn.

  • Chọn nhà cung cấp chuyên bán sản phẩm chất lượng tốt

Sản phẩm chất lượng cao mang đến độ hài lòng cho khách hàng tốt hơn, đồng nghĩa với việc tỷ lệ trả lại hàng thấp hơn.

Bình luận, đánh giá sản phẩm hay những lời chứng thực của khách hàng có thể là một cách để thúc đẩy kinh doanh. Do đó một sản phẩm có chất lượng tốt là bắt buộc trong tiêu chí chọn nhà cung cấp.

  • Chọn nhà cung cấp biết sử dụng công nghệ 

Chọn những nhà cung cấp dropshipper có năng lực về công nghệ là cách để đảm bảo rằng họ có công nghệ để theo kịp thời đại. Nếu tốt độ tăng trưởng kinh doanh của bạn cao, nếu nhà cung cấp không có công nghệ tốt chắc chắn họ sẽ không phục vụ khách hàng bạn hiệu quả.

  • Chọn nhà cung cấp có dịch vụ vận chuyển hiệu quả 

Nhà cung cấp dropshipper mà thường chỉ mất 2-3 ngày để gửi hàng cho khách là một cách tuyệt vời mang niềm vui đến khách hàng. Vì ai mua hàng cũng đều mong đợi mình sẽ nhận được món hàng mình mua sớm nhất có thể.

Giao hàng nhanh chóng là một cách thu hút khách hàng và tăng tính cạnh tranh với những cửa hàng bán lẻ khác.

Bạn có thể lựa chọn nhà cung cấp trên trang mạng Google bằng cách:

Bạn vào trang Google để viết từ khóa “Dropship supplier”, bạn sẽ nhận thấy rất nhiều thông tin cho bạn tham khảo.

Một khi bạn có thông tin về nhà cung cấp dropshipping (nhà cung cấp sản phẩm bạn quan tâm), bạn có thể gửi email ngắn, lịch sự các câu hỏi để bạn hiểu rõ về họ. Bằng cách này, bạn có thể đánh giá được mức độ phản ứng nhanh và năng lực nhân viên bán hàng của nhà cung cấp.

Một vài câu hỏi bạn có thể gửi trong email đầu tiên đến nhà cung cấp (bức thư đầu bạn nên chỉ hỏi 2-3 câu hỏi thôi nhé).

  • Nhà máy của bạn có sản sản phẩm theo yêu cầu (thay đổi logo, mẫu mã) không?
  • Giá của sản phẩm? Chúng ta có thể thương lượng về giá không?
  • Bạn có chính sách hoàn trả không?
  • Bạn chỉ là nhà cung cấp hay là nhà máy sản xuất trực tiếp sản phẩm?
  • Sản phẩm có chế độ bảo hành không?
  • Bạn có sẵn lòng trả lời các câu hỏi, giải quyết vấn đề phát sinh không?
  • Có thêm phí bổ sung nào ngoài chi phí mua hàng không? (luôn đảm bảo rằng bạn sẽ không phải trả thêm bất cứ khoản phí ẩn nào nữa).

Việc hỏi nhà cung cấp dropshipper những câu hỏi này để chứng mình rằng bạn có sự chuẩn bị, bạn không phải là một con gà công nghiệp mới bước vào nghề mà dễ làm thịt đâu nhé.

Quan hệ giữa của hàng bán lẻ và nhà cung cấp là một mối quan hệ lâu dài, vì thế bạn cần phải đảm bảo có được khoản cam kết nhất định từ họ.

Vận hành Dropshipping

Sau khi hoàn tất công việc nghiên cứu, tìm sản phẩm phù hợp và chọn đúng nhà cung cấp thì giờ là lúc bạn bạn vận hành bộ máy hoạt động kinh doanh dropshipping.

Để thiết lập một mô hình kinh doanh dropshipping là không quá khó nhưng để nó hoạt động ổn định từ ngày này qua ngày khác lại là vấn đề hoàn toàn khác nhau. Bởi vì có rất nhiều khía cạnh trong công việc kinh doanh, ngay cả khi bạn chỉ là cửa hàng bán lẻ có rất nhiều việc phải làm như tiếp thị, hoàn tiền, trả lại hàng, kiểm kê, hỗ trợ khách hàng…

Quảng cáo, tiếp thị trong mô hình Dropshipping

Làm thế nào để bán được hàng nếu như không ai biết đến cửa hàng bạn hay sản phẩm bạn? Tại sao người mua hàng online có thể tin tưởng trả tiền thanh toán mua hàng cho bạn?

Đó là điều kỳ diệu của tiếp thị, là nghệ thuật marketing để cho người mua hàng vẫn thanh toán tiền trước khi nhận hàng.

Marketing là một lĩnh vực độc đáo và có hàng nghìn chiến lược khác nhau để làm cho thương hiệu, tên tuổi bạn có chỗ đứng trên thị trường. Nếu chiến lược tiếp thị của bạn được lập kế hoạch, thực hiện tốt sẽ là một cú bứt phá ngoạn mục, loại bỏ các đối thủ ở phía sau, tạo ra doanh thu tốt cho công việc kinh doanh.

Phương tiện truyền thông cho mô hình Dropshipping

Một trong những cách hiệu quả nhất để quảng bá, tiếp thị, thu hút khách hàng và lan tỏa thông điệp đến khách hàng là thông qua mạng truyền thông xã hội.

Hiện nay có hơn 1,7  tỷ người dùng Facebook (bao gồm mọi tầng lớp, phân khúc xã hội) và chính sự đa dạng này làm cho FB trở nên hấp dẫn cho người làm tiếp thị số.

Việc quan trong nhất và cũng là chìa khóa trong truyền thông xã hội là tạo ra nội dung chất lượng. Chỉ có nội dung hữu ích, thu hút khách hàng quan tâm là điều tuyệt vời nhất cho sản phẩm bạn đang bán.

Đánh giá của khách hàng cho mô hình Dropshipping

Trong mô hình kinh doanh Dropshipping, chỉ cần một vài nhận xét, đánh giá thấp điểm từ khách hàng có thể phá hủy công việc kinh doanh của bạn.

Nếu bạn đã từng mua hàng từ Ebay, Amazon thì một trong những yếu tố bạn đưa ra quyết định mua hàng có thể là do đọc được các nhận xét tích cực của những người mua hàng đánh giá bằng cách cho điểm (5  sao).

Trong phương thức Dropshipping này cũng vậy, một vài nhận xét tốt sẽ mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh và điều này cũng giúp bạn tăng tỷ lệ chuyển đổi từ người truy cập vào trang web thành khách hàng của bạn.

Khi có những phản hồi tích cực trên website hay fanpage FB cũng là một cách giúp bạn tăng chuyển đổi thành khách hàng.

Email marketing trong Dropshipping

Tiếp thị qua email có thể sử dụng như chăm sóc khách hàng, thông báo đến khách hàng những tin tức, nôi dung thay đổi trong công việc kinh doanh như: thay đổi giá cả, cách thức bán hàng, giảm giá hay cung cấp nội dung liên quan đến sản phẩm và một vài nội dung đặc biệt để tiếp thị.

Ngày nay, phần mềm như Mailchimp, Getresponse sẽ gửi email đến độc giả, khách hàng của bạn theo cách tự động hóa theo cách bạn cài đặt, tạo mẫu và lưu mẫu, báo cáo và phân tích rất tiện lợi.

Pay-per-click Advertising (PPC) cho mô hình Dropshipping

Một số kênh truyên thông cho phép bạn quảng cáo theo hình thức trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột. Ví dụ như Facebook Ads và Google Adwords là hai nhà mạng quảng cáo lớn nhất hiện nay.

Google Adwords là một nền tảng phổ biến cho quảng cáo tiếp thị số và hấp dẫn cho người đăng quảng cáo nhờ có công cụ Google Analytics giúp báo cáo chính xác số liệu một cách dễ dàng.

Facebook Ads có bộ lọc chính xác nhắm vào khách hàng mục tiêu như thói quen mua sắm, độ tuổi, giới tính, mức thu nhập giúp tỷ lệ quảng cáo chính xác đến đúng khách hàng tiềm năng.

Giải quyết vấn đề phí hàng tồn kho trong dropshipping

Với mô hình kinh doanh dropshipping, mặc dù bạn không duy trì bất cứ khoản tồn kho nào nhưng như là một cửa hàng bán lẻ, bạn vẫn bị yêu cầu quản lý đơn hàng tồn kho (nếu như đơn hàng của bạn không được chuyển tự động đến nhà cung cấp).

Hiện nay đã có phần mềm Obelo – phần mềm quản lý hàng tồn kho trực tuyến, có sẵn ứng dụng có thể kết nối với Shopify để bạn có thể tự động chuyển tiếp đơn hàng đến của bạn đến nhà cung cấp tuy nhiên bạn sẽ tốn chi phí để duy trì hàng tháng.

Làm gì khi sản phẩm dropshipping không có trong kho

Nếu khách hàng đã đặt hàng mua sản phẩm mà sản phẩm đó đã hết hàng thì bạn sẽ phải đưa sản phẩm đó vào mục “backorder” của kho hàng của nhà cung cấp.

Sau đó bạn thông báo với khách hàng rằng bạn không thể hoàn thành đơn hàng này ngay lập tức vì hàng không còn trong kho. Bạn đưa khách hàng 2 lựa chọn: chờ đến lúc có hàng rồi gửi cho khách hoặc hoàn lại đầy đủ tiền cho khách.

Điều quan trọng trong vấn đề này là bạn phải giải thích được với khách hàng sau bao nhiêu lâu nữa sản phẩm đó có hàng? Nếu bản thân bạn cũng không chắc bao lâu sau mới có hàng thì hãy đưa ra 1 con số (ước lượng có tính toán) để khách hàng biết.

Chia sẻ trung thực vấn đề hàng không còn trong kho là một chính sách tốt nhất trong tình huống này để khách hàng đưa ra sự lựa chọn.

Dropshipping và fulfiment

Quá trình dropshipping hiệu quả phụ thuộc vào cách làm việc chuyên nghiệp của bạn.

Nếu bạn làm tự động hóa đơn hàng như tự động chuyển hàng đến nhà cung cấp, thông tin vận chuyển… sẽ giúp tiến trình dropshipping diễn ra nhanh chóng.

Trong trường hợp bạn có nhiều nhà cung cấp, quá trình sẽ bao gồm việc gửi tất cả các đơn hàng đến những nhà cung cấp phù hợp qua email. Các quy trình có thể tự động hóa ở phền mềm ở các mức độ khác nhau.

Những vấn đề cần tránh trong dropshipping

Tìm nhà cung cấp uy tín là một cách để tránh những gian lận trong dropshipping.

Tuy nhiên để vận hàng một cửa hàng kinh doanh online, ngoài gian lận từ nhà cung cấp, chúng ta còn có những trường hợp gian lận từ khách hàng.

Cách nhận biết là để ý địa chỉ thanh toán và địa chỉ nhận hàng là khác nhau. Hay thậm chí tên người thanh toán khác với tên người nhận hàng.

Có một số trường hợp mua tặng hay nhờ thanh toán hộ nhưng tốt nhất là bạn luôn phải cảnh giác.

Hỗ trợ khách hàng cho mô hình dropshipping

Có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt là một cách để chứng tỏ mô hình hoạt động kinh doanh dropshipping của bạn tốt như thế nào.

Do mô hình kinh doanh dropshipping có tính cạnh tranh cao, nếu một cửa hàng bán lẻ có dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt có thể là bước ngoặt giúp bạn kinh doanh thành công.

Dưới đây là một vài cách hỗ trợ khách hàng phổ biến trong lĩnh vực E-commerce

  • Hỗ trợ qua điện thoại 

Đây là một cách hỗ trợ nhanh chóng nhất và hiêu quả trong quá trình kết nối trực tiếp với khách hàng. Hỗ trợ qua điện thoại không chỉ là cách để nhận lại phản hồi từ khách hàng mà còn có thể xoa dịu nỗi bực tức của khách hàng ngay lập tức. Google cung cấp công cụ như Google Voice cho phép bạn thiết lập số miễn phí để tiếp nhận bất cứ cuộc gọi nào.

  • Hỗ trợ qua email

Mặc dù điện thoại là phương thức hỗ trợ phổ biến tuy nhiên email mới là phương thức hỗ trợ chính cho bạn. Để tạo sự tin tưởng cho khách hàng bạn hãy dùng email tên miền (ví dụ như support@tenmienban,com).

Đây không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp cho mô hình kinh doanh dropshipping mà còn là cách thiết lập thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng.

  • Hỗ trợ truyền thông xã hội

Khách hàng thường có thói quen tìm kiếm câu trả lời trên phương tiện truyền thông xã hội trước khi liên lạc trực tiếp với bạn. Vì vậy, phương tiện truyền thông như Facebook fanpage chắc chắn sẽ tương tác với độc giả nhanh chóng (ngay cả khi có những phản hổi tiêu cực).

Thiết lập phương tiện truyền thông xã hội là cách tốt để tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng.

  • Hỗ trợ chat trực tiếp 

Rất nhiều cửa hàng bán lẻ tích hợp phần mềm chat trực tiếp với khách hàng.

Phương pháp này được dùng phổ biến vì nó nhanh chóng như gọi điện thoại nhưng cách thức này sẽ tốn nhiều thời gian khi bạn thường xuyên phải túc trực trên trang web để trả lời những câu hỏi từ khách hàng.

Hỗ trợ khách hàng không phải là cách tốt nhất nếu quy mô kinh doanh bạn còn nhỏ. Phương thức này có thể áp dụng khi quy mô kinh doanh bạn mở rộng, phát triển hơn.

Bạn có thể tham khảo ứng dụng chat trực tuyến trên App store của Shopify.

Phát triển mô hình Dropshipping

Vấn đề tăng trưởng chỉ là vấn đề thời gian khi vận hành mô hình kinh doanh dropshipping một cách khoa học. Bạn cần lưu ý tỷ lệ thời gian và lợi nhuận nhé.

Vấn đề mấu chốt bạn cần chú ý là phát triển mô hình kinh doanh không có nghĩa là bạn phải làm việc nhiều thời gian hơn để tăng thêm lợi nhuận mà ngược lại bạn có thể tăng thêm doanh số bán hàng, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn mà thời gian làm việc lại ít hơn thông qua áp dụng những ứng dụng công nghệ thông mình và thuê người trợ lý làm việc cùng.

Trong một tiến trình phát triển tự nhiên, mở rộng mô hình kinh doanh có nghĩa là bạn cần nhiều nhân viên hơn và nhiều nhà cung cấp hơn. Đây cũng là một vấn đề thách thức trong việc quản lý nhân sự.

Một là bạn có thể thuê người bạn biết và làm việc với bạn hàng ngày tại văn phòng hay không gian bất kỳ nào có thể làm việc chung hoặc thậm chí tại nhà của bạn.

Hai là bạn có thể thuê Virtual Assistant (VA) có nghĩa là trợ lý ảo. Họ chỉ cần truy cập vào máy tính để hoàn thành những công việc bạn giao.

Một vài công việc có thể giao cho nhân viên là:

  • Quản lý và tiếp thị mảng truyền thông
  • Hỗ trợ dịch vụ khách hàng
  • Thiết kế đồ họa
  • Viết nội dung quảng cáo / Đăng bài viết mới
  • SEO
  • Quản lý đơn hàng tồn kho

Tăng quy mô qua nhiều kênh bán hàng dropshipping khác

Khi công việc kinh doanh dropshipping của bạn trở lên phát triển, bạn sẽ nghĩ về khả năng nhân rông quy mô hay là bán hàng qua nhiều kênh dropshipping (như là Amazon, Ebay, Aliexpress…) để bạn thâm nhập vào những thị trường lớn hơn.

Bạn có thể đưa cùng danh sách sản phẩm từ những nhà cung cấp này lên 2-3 trang web khác nhau và có những đơn đặt hàng đến cùng lúc từ 2-3 website của bạn.

Cách thức này hoàn toàn ổn và tốt nếu như sản phẩm của nhà cung cấp lúc nào cũng có sẵn trong kho. Tuy nhiên trong trường hợp khi sản phẩm không còn trong kho sẽ trở thành một vấn đề rắc rối cho bạn.

Khi mà backorder (sản phẩm khách hàng đặt không còn trong kho) bắt đầu chồng chất và các đơn hàng bị hoãn thì khách hàng chắc chắn sẽ cảm thấy không hài lòng.

Vấn đề này tuy không phải quá nghiêm trọng trong khi mở rộng mô hình kinh doanh online thông qua nhiều kênh. Vấn đề này bạn coi như là một lời nhắc nhở để bạn luôn lập ra những kế hoạch kinh doanh trước sẽ giúp bạn tránh rơi vào tình trạng bị động.

Cách xử lý tốt nhất khi gặp vấn đề backorder là thuê một VA (trợ lý ảo) xử lý và bạn hãy sử dụng phần mềm (mất phí) để quản lý đơn hàng tồn kho.

Cách thiết lập cửa hàng bán lẻ Dropshipping riêng

Mới đầu khi gia nhập mô hình kinh doanh dropshipping bạn có thể sử dùng những trang web nền tảng cửa hàng có sẵn của Amazon hay eBay. Tuy nhiên, chìa khóa để phát triển và mở rộng quy mô là tạo ra cửa hàng bán lẻ trực tuyến cho riêng bạn.

Lợi ích của việc tạo ra cửa hàng online là đảm bảo bạn có quyền kiểm soát với thương hiệu của bạn.

Công việc tạo ra cửa hàng riêng khá đơn giản và chỉ tốn chút ít chi phí cho tên miền, duy trì website và chi phí cho các ứng dụng cần thiết nhưng bù lại bạn sẽ có thêm lợi nhuận cho mỗi đơn hàng.

Lời khuyên chân thành từ những trải nghiệm công việc kinh doanh dropshipping của mình gửi đến bạn là bạn hãy tạo website bán hàng với giao diện Shopify. Giao diện này đơn giản, dễ dàng sử dụng và là hệ sinh thái kèm theo nhiều tiện ích sẵn có khác như tiến trình trình thanh toán hay email chăm sóc khách hàng…

Đây là sự lựa chọn tốt nhất cho những ai làm e-commerce.

Sử dụng danh sách email để tăng lợi nhuận tối đa

Khi bạn có một danh sách email khách hàng tốt thì đó chính là một trong những tài sản quan trọng để làm tiếp thị. Email là cách bạn có thể liên lạc trực tiếp, chia sẻ thông tin với khách hàng của bạn.

Bạn không phải chờ đợi thụ động để họ vào fanpage đọc những bài viết và điều tuyệt vời là bạn không phải trả tiền cho những lần gửi email đến độc giả.

Email marketing là cách trực tiếp nhất để tương tác với khách hàng tiềm năng.

Xây dựng một danh sách eamil là không có gì quá phức tạp. Tất cả những gì bạn làm là hướng khách hàng truy cập vào website bạn, cung cấp cho họ thông tin hữu ích và yêu cầu họ để lại địa chỉ mail qua việc họ nhận thông tin tin hữu ích từ bạn.

Sau khi thu thập địa địa mail đọc giả, bạn chỉ cần vài lần nhấp chuột là có thể gửi bản tin đến đọc giả thông qua sử dụng công cụ Mailchimp hay Getresponse.

Tiếp thị và quảng cáo trong Dropshipping

Chi tiền ồ ạt để làm marketing không phải là cách tốt nhất để mở rộng mô hình kinh doanh dropshipping. Cách chi tiền vào quảng cáo hay sửu dụng bao nhiêu tiền để quảng cáo là một vấn đề quan trọng.

Theo kinh nghiệm của mình, cách chi tiền vào quảng cáo tốt nhất là trả cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) mà hầu hết các nền tảng mạng xã hội đều có (FB, Instagram, Twitter hay Pinterest). Mặc dù quảng cáo PPC là đơn giản nhưng lại khá khó trong việc sử dụng tiền để quảng PPC hiệu quả.

Mình tin chắc là có những lúc bạn cảm thấy không hài lòng hay thậm chí là thất vọng nếu như cách quảng cáo sai rồi bạn mới nhận ra rằng chiến lược quảng cáo vừa qua chỉ mang lại cho bạn lưu lượng truy cập mà không tạo ra khách hàng tiềm năng.

Quảng cáo PPC hiệu quả đồng nghĩa bạn phải làm tốt những công việc như nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận (đặc biệt trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo trực tuyến). Sau đó mới đưa ra chiến lược quảng cáo cụ thể, mục tiêu, độ tuổi, giứoi tính khách hàng bạn nhắm đến để tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.

Kết luận về Dropshipping

Nếu như bạn đã đọc đến đây, bạn đã hiểu và có thể tự thiết lập một mô hình kinh doanh dropshipping cho riêng bạn. Giống như làm các công việc khác trong cuộc sống mọi thứ đều đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, nỗ lực và đam mê để làm cho công việc kinh doanh hiệu quả.

Công việc kinh doanh dropshipping không chỉ đơn giản là tạo ra một cửa hàng bán lẻ online rồi để đấy mà bạn còn phải vận hành công việc này ngày này qua ngày khác để ngày càng phát triển hơn. Phần quan trọng nhất trong mô hình kinh doanh dropshipping là bạn cần kiểm tra sản phẩm phù hợp. Nếu thấy sản phẩm đó không phù hợp, bạn có thể xóa sản phẩm đó khỏi danh sách cửa hàng bạn.

Mô hình kinh doanh dropshipping là một cách tuyệt vời để thử nghiệm các sản phẩm mới. Dropshipping cung cấp một không gian an toàn để thử nghiệm, kiểm tra xem mô hình này hoạt động hiệu quả không mà không phải chịu tổn thất lớn cho dù bạn thất bại. Ít rủi ro và không có chi phí trả trước khiến dropshipping trở thành một mô hình kinh doanh thú vị để trải nghiệm.

GỌI ĐIỆN NGAY 0901 901 800
Chat Facebook Gọi điện Chat Zalo