Bạn đam mê và mong muốn tự tay thiết kế in ấn để cho ra đời một ấn phẩm đẹp nhưng bạn không biết nên bắt đầu từ đâu! Bài viết này chính là dành cho bạn.
Thiết kế in ấn là một trong những công việc mà phần lớn designer nào cũng phải làm quen, tiếp xúc và thực hiện. Việc truyền thông offline rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, và ấn phẩm in ấn là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động truyền thông đó.
Bài viết này, AEDIGI sẽ cũng cấp những bí quyết để giúp bạn bỏ túi ngay 10 tuyệt chiêu về thiết kế in ấn 2022 cho những bạn mới lần đầu thiết kế hoặc chưa có kinh nghiệm thiết kế in ấn.
Thiết kế in ấn là gì?
Thiết kế in ấn chính là cách gọi tắt của hai công đoạn thiết kế và in ấn, hai bước này luôn tương tác, hỗ trợ nhau nhằm cho ra đời sản phẩm cuối cùng, được sử dụng trong hầu như toàn bộ những lĩnh vực của đời sống.
Mục đích của việc thiết kế in ấn
Thiết kế này được tạo ra để phục vụ cho các hoạt động truyền thông. Ấn phẩm in ấn là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động truyền thông đó. Do đó, việc thiết kế kết hợp với hoạt động in ấn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thành công của nhiều doanh nghiệp.
Sản phẩm thiết kế đó sau khi hoàn tất sẽ được phát hành ra thị trường và sản phẩm từ thiết kế in ấn với mục đích tăng độ nhận diện sản phẩm, thương hiệu, một phần nào đó đem lại lợi nhuận/doanh thu cho công ty.
Có thể bạn quan tâm: In ấn là gì? 7 phương pháp in ấn HOT nhất hiện nay – Bạn nên biết?
Các sản phẩm Thiết kế in ấn
Khi bạn đọc bài viết này, bạn có thể tự thiết kế in ấn 5 sản phẩm dưới đây:
Bỏ túi ngay 10 tuyệt chiêu về thiết kế in ấn 2022
Bước 1: Tìm kiếm
Ở bước đầu tiên này, các nhà thiết kế sẽ tập trung quan sát, khám phá thế giới xung quanh, tìm ra những ý tưởng mới mẻ. Để làm được điều này, mỗi người cần đặt sự chú ý của mình vào những góc nhìn khác nhau, tìm ra nguồn cảm hứng bất tận từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống.
Không chỉ thu thập những hiểu biết và phát triển các ý tưởng, họ cũng cần quyết định những điều gì là mới mẻ và thú vị, và những gì sẽ là cảm hứng của các ý tưởng mới.
Bước 2: Định hình
Đây chính là quá trình tổng hợp những kiến thức đã được thu thập từ bước đầu tiên, làm nền cho quá trình thiết kế, cũng chính là bước phức tạp nhất. Mục đích ở đây chính là nhằm hình thành và phát triển một bản hồ sơ sáng tạo, từ đó, tạo nên bộ khung cho thách thức thiết kế cơ bản cho tổ chức.
Bước 3: Tìm nguồn tham khảo thiết kế
Khi tham khảo những nguồn bên dưới bạn hãy nhớ làm 3 việc: lưu lại những thiết kế mình thích ở chỗ mà bạn có thể dễ dàng xem lại, tự hỏi là cụ thể mình thích nó ở điểm nào, ghi chú bên cạnh những thiết kế đó, ghi chú những thứ mà mình không muốn bỏ vào thiết kế.
Hoặc có thể sử dụng canva, freepik, 99designs, Pinterest, Behance… (các tài nguyên hình ảnh) để tìm ý tưởng cho thiết kế mình muốn.
Bước 4: Kích thước của thiết kế in ấn
Yếu tố rất quan trọng đầu tiên của Thiết kế in ấn chính là sự đồng đều kích thước của file kỹ thuật số và bề mặt in ấn. Các designer cần đảm bảo kích thước file thiết kế vừa đúng tỉ lệ hoặc lớn hơn so với kích thước mong muốn thực tế khi thiết kế được in ra.
Ví dụ, file thiết kế cỡ A3 có thể được in trên khổ giấy A4 nhưng ngược lại thì không. Đặc biệt, đối với những sản phẩm yêu cầu đồ họa hình ảnh, việc thiết kế đúng kích thước sẽ càng quan trọng hơn trong việc đảm bảo hình ảnh hiển thị với chất lượng cao nhất.
Bước 5: Định dạng tệp in
Có nhiều loại tệp chung khác cũng như những loại tệp dành riêng cho các chương trình và hệ điều hành cụ thể, nhưng để thành công nhất, hãy sử dụng các loại tệp này:
- JPG / JPEG: Là định dạng tệp mặc định trên máy ảnh kỹ thuật số, JPG được lưu bằng cách sử dụng độ phân giải thích hợp và không gian màu chính xác. Theo mặc định, ảnh JPG được in với hệ màu CMYK;
- PDF: Một định dạng tệp khác được sử dụng rộng rãi do tính năng bảo toàn nội dung và hình thức gốc cho dù người xem nhìn thấy hình ảnh như thế nào;
- EPS: Đồ họa vector thường được lưu ở định dạng này sau khi hoàn thành và vẫn có thể được phóng to không giới hạn bằng cách sử dụng loại tệp này;
- PNG: Loại tệp này vượt trội nhờ mang lại chất lượng hình ảnh cao và hỗ trợ nền trong suốt hoặc các đặc điểm mờ trong hình ảnh;
- TIFF: Độc quyền để in hình ảnh, chất lượng hình ảnh cao và kích thước tệp lớn khiến nó trở thành một phương pháp in thiết kế được ưa chuộng. Nén hình ảnh không làm giảm chất lượng của nó không giống như hầu hết các loại tệp ở trên.
Bước 6: Hệ màu hiển thị
Trước hết, các bạn cần phân biệt 2 hệ màu phổ biến trong Thiết kế đồ họa in ấn quảng cáo hiện nay:
- CMYK là một chế độ màu trừ, trong đó tất cả các màu có thể được tạo ra từ các kết hợp khác nhau của Lục lam, Đỏ tươi, Vàng và Đen (Chính). Nó hoạt động bằng cách thêm các kết hợp khác nhau của các loại mực với nhau để tạo ra các màu sắc khác nhau. Càng sử dụng nhiều mực, màu càng đậm.
- RGB cho phép phổ màu rộng hơn CMYK. Bằng cách đảm bảo thiết kế để in ở chế độ màu CMYK, bạn có thể đảm bảo rằng thiết kế của mình chỉ giới hạn ở những màu có thể tái tạo trong quá trình in chuyên nghiệp.
Bước 7: Độ phân giải
Để đảm bảo sự sắc nét của sản phẩm đồ họa sau khi in thì độ phân giải trong file kỹ thuật số phải phù hợp với kích thước ấn phẩm.
Ví dụ, khổ giấy A5 và A4 có thể đáp ứng độ phân giải cao nhất của những thiết kế với kích thước nhỏ 300 x 450 px tuy nhiên đồ họa sẽ hiển thị chất lượng kém hay bị vỡ ảnh nếu được in trên khổ giấy kích thước A2, A1
Bước 8: Phông chữ – Font
Khi các file Thiết kế đồ họa kỹ thuật số được chuyển qua lại giữa máy tính của designer và máy tính của công ty in ấn, có thể font chữ sẽ bị thay đổi hoặc không hiển thị được nội dung trên các thiết bị không có đủ font chữ. Vì vậy để tránh các vấn đề trên xảy ra, các designer cần cài đặt chữ về dạng outline.
Bước 9: Phát triển
Đây chính là giai đoạn mà ở đó, những ý tưởng đã hình thành từ trước sẽ trải qua xử lý, xác lập các giải pháp, tạo nguyên mẫu, thử nghiệm. Quá trình này sẽ được lặp đi lặp lại để tạo nên sự hoàn hảo cho sản phẩm sau cùng.
Bước 10: In ấn và phân phối
Sau khi hoàn thành thiết kế, bản in ấn sẽ được xuất ra để outfilm. Hiểu một cách đơn giản thì đây là giai đoạn pha chế màu trên 4 mảng clip. Tiếp theo quy trình in ấn, người ta dùng máy phơi kẽm chụp lại hình ảnh của từng tấm clip lên từng bản kẽm. Hoàn hành công đoạn này, người thợ sẽ chuyển sang giai đoạn in ấn.
Cuối cùng, khi mà thiết kế in ấn đã gần như hoàn thiện, điều duy nhất cần làm chính là đưa sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường, giới thiệu với đông đảo khách hàng.
Từ đó, tiến hành các chu trình định giá và phản hồi sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách thiết kế và in ấn logo từ A-Z
Lời kết
Đây được xem là 10 tuyệt tiêu hoặc 10 bước giúp bạn tự tay thiết kế in ấn cho ra đời các sản phẩm mà bạn ưng ý nhất!
Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tự tay mình thiết kế in ấn cho ra thành phẩm ấn tượng nhất. Cảm ơn quý độc giả đã đọc bài này, chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ và hạnh phúc.
Nếu có câu hỏi hay thắc mắc gì, hãy để lại comment trong phần bình luận nhé!