4 Sai lầm phổ biến khi chụp ảnh chân dung bằng điện thoại

Điện thoại đã trở thành một trong những vật dụng phổ biến trong đời sống hiện nay, do đó, việc chụp ảnh chân dung bằng điện thoại cũng không còn xa lạ vì sở hữu những chức năng chụp hình tuyệt vời. Tuy nhiên, do thiếu nhiều kinh nghiệm nên nhiều người vẫn mắc phải những lỗi cơ bản khi chụp ảnh chân dung. Để giải quyết điều đó, hãy cùng AEDIGI tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi chụp ảnh chân dung bằng điện thoại nhé!

Chụp ảnh chân dung là gì? 

Ảnh chụp chân dung là một bức ảnh lấy khuôn mặt là chủ yếu, nhằm thể hiện sắc thái biểu cảm, tính cách và thậm chí là câu chuyện của chủ thể. Trong đó, chụp ảnh chân dung bằng điện thoại là một trong những hình thức phổ biến được nhiều người lựa chọn bởi sự nhanh chóng và dễ dàng.

Để có một bức ảnh chân dung đẹp, người chụp cần am hiểu về thông số, ánh sáng, điều chỉnh góc độ,… Ảnh chân dung được chụp từ máy ảnh sẽ cho ra đời sản phẩm có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không yêu cầu quá cao về chất lượng hình ảnh thì việc chụp ảnh chân dung bằng điện thoại cũng là một cách hay để lưu lại những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của bản thân.

Chụp ảnh chân dung là gì?

Những lỗi sai khi chụp ảnh chân dung bằng điện thoại

Chụp ảnh chân dung bằng điện thoại vốn dĩ không khó và không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật như chụp bằng máy cơ chuyên nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng cho ra được những sản phẩm ưng ý vì những lỗi sai sau đây:

Lấy góc quá rộng

Việc sử dụng góc rộng sẽ rất đặc biệt nếu bạn đang muốn chụp theo concept năng động, dễ thương hoặc cool ngầu. Tuy nhiên, chụp ảnh với góc rộng sẽ không phù hợp với tiêu chí của một bức ảnh chân dung vì ống kính góc rộng sẽ làm cho chủ thể đứng gần hơn rất nhiều so với vật thể đằng sau, khiến bức ảnh trở nên mất cân đối.

Ánh sáng không phù hợp

Ánh sáng quá ít hoặc quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của một bức ảnh chân dung. Nhiều người thích chụp chân dung theo phong cách “ngược nắng” nhưng lại không biết làm thế nào để điều chỉnh góc độ và hướng sáng phù hợp. Kết quả là bức ảnh trở nên tối tăm, không nhìn thấy rõ được một phần khuôn mặt.

Vật cắt ngang đầu

Đôi khi vì quá chú ý vào trọng tâm chủ thể mà nhiều người đã quên mất đến những vật cản phía sau, đây có lẽ là một trong những lỗi sai phổ biến mà nhiều người gặp phải khi chụp ảnh chân dung bằng điện thoại. Kết quả là bức ảnh xuất hiện nhiều vật thể cắt ngang đầu như cột điện, cành cây… làm mất đi tính thẩm mỹ của bức ảnh.

Chụp sai độ cao

Vì quá chú ý đến tiểu tiết trên khuôn mặt nên đôi khi bạn sẽ không canh được góc chụp với độ cao phù hợp. Lời khuyên là bạn không nên chụp với độ cao từ dưới lên vì sẽ làm lộ nhiều khuyết điểm và chỉ nhìn thấy phần cằm là chính.

Những lỗi sai khi chụp ảnh chân dung bằng điện thoại

Cách chụp ảnh chân dung bằng điện thoại siêu dễ

Không cần quá nhiều kỹ thuật cao siêu, bạn chỉ cần áp dụng những cách dưới đây để có những bộ ảnh chân dung bằng điện thoại siêu ưng. Cụ thể:

Nắm vững quy tắc 1/3

Đây là tỷ lệ lý tưởng cho bức ảnh chân dung và được đánh giá hiệu quả trong nhiều phong cách chụp ảnh khác nhau. Quy tắc 1/3 sử dụng 2 đường kẻ song song và kẻ ngang, chia bức ảnh thành 9 phần bằng nhau. Khi đó, chủ thể nên nằm song song với các đường kẻ hoặc trên các điểm giao nhau của các đường kẻ này.

Căn chỉnh bố cục

Để nhấn mạnh vào chủ thể, bạn nên nắm vững các quy tắc về bố cục, có rất nhiều dạng bố cục để nhấn mạnh vào chủ thể như dạng chữ L ngược, Z ngược, C ngược và S ngược. Trong đó, bố cục lý tưởng cho bức ảnh chân dung 1 chủ thể là hình chữ S. Bố cục tam giác và hình thang sẽ được dùng trong việc chụp chủ thể từ hai người trở lên.

Lấy góc

Khi chụp ảnh chân dung bằng điện thoại hay máy cơ chuyên nghiệp, góc chụp phù hợp sẽ giúp làm nổi bật được chủ thể và bức ảnh cũng trở nên ấn tượng hơn, điều này lại đòi hỏi người chụp có nhiều kinh nghiệm để xử lý và căn chỉnh góc chụp sao cho đẹp nhất.

Khi chụp ảnh chân dung trẻ nhỏ, bạn có thể chống khuỷu tay trên sàn hoặc quỳ gối để tầm nhìn ngang với trẻ. Nếu muốn nhấn mạnh vẻ nhỏ nhắn của chủ thể, bạn có thể chụp theo góc từ trên cao xuống. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý góc chụp thì có thể áp dụng quy tắc 1/3 ở bên trên để chọn ra hướng chụp phù hợp.

Chụp nơi có ánh sáng

Ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của một sản phẩm, tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên là cách giúp cho bức ảnh được hài hòa và độ nét cao. Vì vậy khi chụp ảnh ngoài trời, bạn nên chụp mẫu ở chỗ có nhiều bóng râm, sử dụng tấm hắt sáng để làm mềm và giảm tác động của phần bóng. Trong trường hợp chụp vào ban đêm, bạn có thể sử dụng đèn pin hoặc flash từ thiết bị khác để tăng độ sáng cho hậu cảnh và nâng cao độ nét cho bức ảnh chân dung.

Hậu cảnh phù hợp

Lựa chọn hậu cảnh phù hợp để làm nổi bật chủ thể, giúp người xem không bị phân tâm vào những vật thể phía sau như người đi bộ, rác, nhà cửa… Nếu chụp trên nền tối thì nên ưu tiên đo sáng vào mặt, đồng thời đứng xa nền là cách để bức ảnh của bạn có chiều sâu và tạo nên hiệu ứng xóa phông khi chụp ở chế độ chân dung trên điện thoại.

Cuối cùng, việc tránh cho các vật cản như cây xanh, cột điện, đường chân trời, thanh chắn… cắt ngang đầu và cổ là rất quan trọng. Bạn nên chắc chắn rằng chủ thể đang là tâm điểm rồi mới nhấn chụp để tránh mất nhiều thời gian. `

Cách chụp ảnh chân dung bằng điện thoại siêu dễ

Kết luận

Trên đây là những thông tin liên quan đến những lỗi sai phổ biến khi chụp ảnh chân dung bằng điện thoại và cách khắc phục mà AEDIGI muốn gửi đến bạn đọc. Hơn hết, đừng quên theo dõi các bài viết chia sẻ những mẹo hay ho về chụp ảnh trên website của AEDIGI nhé!

>>> Bạn có thể đọc:

GỌI ĐIỆN NGAY 0901 901 800
Chat Facebook Gọi điện Chat Zalo