3 Bước Đăng Ký Thương Hiệu Thời Trang – Bạn Đã Biết?

Đăng ký thương hiệu thời trang đang được các cá nhân/ tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thời trang quan tâm và thực hiện. Bạn là một người muốn đăng ký thương hiệu thời trang cho riêng mình, nhưng chưa biết cách làm thế nào? Hãy cùng AEDIGI tìm hiểu 3 bước đăng ký thương hiệu thời trang như thế nào cho hiệu quả nhé!

 

1. Đăng ký thương hiệu thời trang là gì?

đăng ký thương hiệu thời trang là gì?

Đăng ký thương hiệu thời trang là thủ tục pháp lý vô cùng quan trọng để khẳng định vị thế thương hiệu thời trang của riêng mình.

Với xu hướng hội nhập, tại Việt Nam không hiếm các nhãn hiệu thời trang nổi tiếng quốc tế, đồng thời những nhãn hiệu thời trang trong nước cũng ngày một phát triển mạnh mẽ và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng.

Thực hiện thủ tục đăng ký thương hiệu thời trang sẽ giúp bạn xây dựng được lá chắn pháp lý nền tảng cho sự phát triển lâu dài của thương hiệu mình.

2. Tại sao cần phải đăng ký thương hiệu thời trang?

tầm quan trọng của việc đăng ký thương hiệu thời trang

Bất kỳ 1 sản phẩm thời trang nào xuất hiện trên thị trường đều là công sức, mồ hôi, tài chính, sức khỏe của người tạo ra nó.

Do đó, khi đã bỏ ra rất nhiều thứ chúng ta không thể đơn giản để mất nó vì không đăng ký thương hiệu cho sản phẩm thời trang đó. Việc đăng ký thương hiệu thời trang sẽ giúp bạn:

ý nghĩa của việc đăng ký thương hiệu thời trang

Thứ nhất, được pháp luật công nhận và bảo hộ độc quyền thương hiệu

Việc đăng ký thương hiệu thời trang thành công đồng nghĩa với việc pháp luật ghi nhận và bảo hộ thương hiệu của bạn khi hoạt động kinh doanh tại thị trường.

Thông qua đó, bạn có thể dùng những biện pháp tự bảo hộ mà pháp luật cho phép; hoặc thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp hợp pháp của mình.

Thứ hai, phòng tránh các hành vi xâm phạm thương hiệu

Cạnh tranh giữa các thương hiệu thời trang diễn ra rất khốc liệt. Để tránh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hướng vào thương hiệu thời trang của bạn, đăng ký bảo hộ thương hiệu là lá chắn pháp lý vững chắc nhất.

Thứ ba, độc quyền khai thác giá trị của thương hiệu thời trang

Thương hiệu thời trang là loại tài sản sở hữu trí tuệ hết sức đặc biệt. Không chỉ dừng lại ở giá trị tinh thần, thương hiệu mang lại giá trị thương mại cực kỳ to lớn cho người sở hữu.

Thứ tư, tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp của thương hiệu

Các thương hiệu được pháp luật bảo hộ đều được công bố rộng rãi, công khai tại cổng thông tin quốc gia. Điều này giúp thương hiệu của bạn tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng, đối tác. Ngoài ra, đây là một hoạt động vô cùng thiết thực khẳng định giá trị thương hiệu, tạo dựng niềm tin cho khách hàng, đối tác; xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp.

Thứ năm, có thể cho phép bên khác sử dụng và được thu phí

Bạn hoàn toàn có thể thực hiện kinh doanh thông qua thương hiệu, nhượng quyền thương hiệu thời trang của mình,…để phát triển và mở rộng kinh doanh.

Xem thêm: Hướng Dẫn Xây Dựng Kế Hoạch Marketing Cho Thương Hiệu Thời Trang từ A -Z

3. Cách đăng ký thương hiệu thời trang

thủ tục đăng ký thương hiệu thời trang

Bước 1: Hồ sơ đăng ký thương hiệu thời trang

Hồ sơ thường là tài liệu cần thiết và bắt buộc phải có để nộp tới cơ quan đăng ký. Hồ sơ sẽ do tổ chức, cá nhân (chủ đơn) hoặc người được chủ đơn ủy quyền để tiến hành soạn thảo hồ sơ và thay mặt nộp đơn đăng ký.

Hồ sơ gồm những tài liệu sau:

– Tờ khai đăng ký thương hiệu thời trang theo mẫu chung của Cục sở hữu trí tuệ

– Mẫu thương hiệu (tên gọi) của cửa hàng thời trang:

– Giấy ủy quyền theo mẫu của Dịch vụ thương hiệu

– Chứng từ lệ phí nộp đơn

– Tài liệu được hưởng quyền ưu tiên (nếu có)

Bước 2: Nộp hồ sơ

Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thời trang bằng nhiều cách khác nhau.

Nộp hồ sơ giấy

Cục Sở hữu trí tuệ và hai văn phòng đại diện của Cục là nơi tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu trên toàn quốc. Bạn có thể trực tiếp đến nộp hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện tới các địa chỉ dưới đây:

Cục Sở hữu trí tuệ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội;

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ miền Nam: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh;

Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ Miền Trung – Tây Nguyên: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua cổng dịch vụ công

Để sử dụng hình thức này, bạn cần phải có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Nộp hồ sơ thông qua đại diện sở hữu công nghiệp

Bạn có thể lựa chọn đồng hành với đại diện sở hữu công nghiệp chuyên nghiệp, uy tín để thực hiện toàn bộ thủ tục bảo hộ thương hiệu thời trang, cũng như nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thời trang độc quyền.

Bước 3: Theo dõi trình tự xử lý hồ sơ từ Cục Sở hữu trí tuệ

Quá trình thẩm định, xét duyệt bảo hộ nhãn hiệu khá phức tạp và kéo dài. Đồng thời, người nộp đơn cần bỏ thời gian theo sát tiến trình này để kịp thời phản hồi khi Cục có yêu cầu. Trình tự xét duyệt đơn đăng ký nhãn hiệu trải qua 03 bước chính:

Thẩm định hình thức đơn đăng ký: Kéo dài 01 tháng;

Công bố đơn hợp lệ: 02 tháng;

Thẩm định nội dung nhãn hiệu: tối đa 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Có thể bạn quan tâm: Top 100 Thương Hiệu Thời Trang Thế Giới Nổi Tiếng

4. Thời gian đăng ký thương hiệu thời trang là bao lâu?

thời gian theo dõi khi đăng ký thương hiệu thời trang

Thời gian đăng ký thương hiệu sản phẩm cho cửa hàng thời trang tương đối lâu và được chia thành các giai đoạn xét nhiệm đơn đăng ký của Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể như sau:

– Thời gian chấp nhận đơn hợp lệ: 1 -2 tháng

– Thời gian đăng công báo đơn đăng ký: 1 -2 tháng

– Thời gian xét nghiệm nội dung đơn đăng ký: 09-12 tháng

– Thời gian cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu: 01-02 tháng

Trên thực tế do số lượng đơn đăng ký nộp vào Cục SHTT ngày càng đông nên thời gian đăng ký sẽ kéo dài hơn và giao động trong khoảng thời gian từ 22-24 tháng tính từ ngày đơn đăng chập nhận hợp lệ.

5. Chi phí đăng ký nhãn hiệu thời trang là bao nhiêu?

thủ tục đăng ký thương hiệu thời trang

Pháp luật có quy định cụ thể về biểu phí và lệ phí sở hữu công nghiệp nói chung, bao gồm cả chi phí đăng ký nhãn hiệu tại Thông tư 263/2016/TT-BTC, theo đó các mức phí cơ bản cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thời trang bao gồm:

Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ;

Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;

Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung đơn: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ;

Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài ra, sẽ có một số loại chi phí khác tùy thuộc vào tình trạng hồ sơ của bạn.

6. Lời kết

Đăng ký thương hiệu thời trang là thủ tục pháp lý vô cùng quan trọng để khẳng định vị thế thương hiệu thời trang của riêng mình, giúp bạn xây dựng được lá chắn pháp lý nền tảng cho sự phát triển lâu dài của thương hiệu mình.

Nếu bạn có gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, hãy để lại bình luận cho AEDIGI để được chúng tôi tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐIỆN NGAY 0901 901 800
Chat Facebook Gọi điện Chat Zalo