Nhượng Quyền Thương Hiệu Thời Trang Những Điều Bạn Cần Biết

Kinh doanh không bao giờ là điều dễ dàng. Đặc biệt là khi nói đến xây dựng một thương hiệu thời trang mang tên mình. Vì vậy, ngày nay có rất nhiều người tìm đến mô hình kinh doanh được nhượng quyền thương hiệu. Nhượng quyền thương hiệu thời trang là gì? Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này thì đây là bài viết dành cho bạn. Dưới đây, AEDIGI đã dành thời gian để giúp bạn liệt kê những thông tin hữu ích về về hình thức nhượng quyền thương hiệu thời trang.

Nhượng quyền kinh doanh thời trang là gì?

Nhượng quyền kinh doanh là việc một cá nhân hay tổ chức được quyền sử dụng mô hình kinh doanh đã được thử thách trong thực tế trước đó của bên nhượng quyền ở một điểm, tại một khu vực cụ thể nào đó trong một thời gian nhất định với một ràng buộc tài chính có thể là khoản phí hoặc chia theo phần trăm doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.

Nhượng quyền kinh doanh thời trang là gì

Bên nhượng quyền phải đảm bảo cung ứng đầy đủ và hỗ trợ các thành viên gia nhập hệ thống đó. Bên được nhận nhượng quyền phải đảm bảo thực hiện đúng theo hướng dẫn, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của hệ thống. Từ bày trí đến nội dung hàng hóa và dịch vụ, giá cả bán ra.

Các tài sản hữu hình và vô hình khác, như quảng cáo, tập huấn trong và ngoài nước cũng như các dịch vụ hỗ trợ khác nói chung được bên nhượng quyền thực hiện, và trên thực tế có thể được bên nhượng quyền yêu cầu, nói chung là đòi hỏi sổ sách kế toán phải được kiểm toán và buộc bên nhận nhượng quyền và hoặc các đại lý phải chấp nhận việc kiểm tra định kỳ và đột xuất. Nếu không đạt qua các đợt kiểm tra này thì các quyền trong nhượng quyền kinh doanh có thể không được gia hạn hay bị hủy bỏ.

Nhượng quyền thương hiệu thời trang là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ nhất định để kinh doanh trong khuôn khổ thời gian nhất định và có ràng buộc tài chính.

Có thể bạn quan tâm: Top 10 Những Thương Hiệu Thời Trang Nổi Tiếng Cho Giới Trẻ

Có nên nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực thời trang hay không?

Ưu điểm

Giảm thiểu rủi ro tài chính

Thông thường các thương hiệu thời trang muốn nhượng quyền thì họ đã có sẵn chỗ đứng và thị phần khá rõ ràng trên thị trường.

Có nên nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực thời trang hay không

Khi đó nhượng quyền mới có giá trị, và vì điều này nên các bên nhận nhượng quyền sẽ không cần tốn thời gian để pr và định hình thương hiệu thời trang nhiều hơn nữa. Mà thay vào đó chỉ tập trung vào việc vận hành kinh doanh sao cho tốt.

Chất lượng được kiểm chứng

Các hệ thống chuỗi cửa hàng nhượng quyền thời trang thường được giám sát rất chặt chẽ về mặt chất lượng, bộ phận nhân sự, quản lí. Tổ chức nhượng quyền luôn cố gắng để chất lượng các chi nhánh được đồng đều. Vì chỉ cần một mắt xích lỏng, có thể gây thiệt hại đến cả chuỗi nhượng quyền của thương hiệu.

Quy trình được hệ thống hóa

Các quy trình từ vận hành kinh doanh, bày trí cửa tiệm, đào tạo quản lí và nhân viên đều được hệ thống hóa một cách bài bản.

Có một mô hình nhất định hoặc sẽ được chủ thương hiệu thời trang phân bổ xuống từng cơ sở nhận nhượng quyền. Điều này nhằm làm mọi việc dễ quản lý cũng như rõ ràng hơn khi gặp rắc rối.

Hỗ trợ tối đa cách vận hành

Chủ nhượng quyền có nghĩa vụ phải hỗ trợ tối đa các bên nhận nhượng quyền từ việc pháp lý, bày trí, và marketing. Điều này làm bên nhận nhượng quyền dễ dàng trong việc quản lý và vận hành quán.

Hạn chế

Không sở hữu hoàn toàn thương hiệu

Nếu các bên nhận nhượng quyền quyết định mở kinh doanh thời trang theo phương thức này, thì cần hiểu rằng là bạn không sỡ hữu thương hiệu thời trang này.

Bạn chỉ đang được phép kinh doanh dưới tên thương hiệu của người khác. Cho nên nếu các bên nhận thương hiệu không đáp ứng được yêu cầu của bên chủ nhượng quyền thì rủi ro mất hợp đồng nhượng quyền là rất cao.

Cạnh tranh trong chuỗi

Tình trạng cạnh tranh trong chuỗi để đạt được mức KPI đề ra là điều phải có, nhất là tại các cửa hàng thời trang trong cùng khu vực. Cạnh tranh nhằm đạt được target doanh thu mà chủ nhượng quyền đề ra cho các cửa hàng, thông thường các cửa hàng sẽ được bonus hay giảm chi phí hợp đồng nếu đạt được những mục tiêu nhất định.

Thiếu sự sáng tạo

Khi nhận nhượng quyền thương hiệu, gần như mọi thứ đều được định sẵn cho các bên nhận thương hiệu và có khuôn khổ chung.

Các chính sách đều được đưa xuống có dây chuyền nên bên chủ thương hiệu nên gần như việc sáng tạo trong vận hành kinh doanh là không có.

Làm thế nào để đăng ký nhượng quyền thương mại?

Nếu bạn không phải là người am hiểu pháp luật về kinh doanh thương mại, thì việc cần một luật sư hay cố vấn tài chính là điều bắt buộc, những người này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc để hiểu về xây dựng một startup, kiến ​​thức về làm việc với tổ chức và cách thức giải quyết những rủi ro. Bạn cũng cần có kế toán để giải quyết các khoản thu chi hợp lý.

Làm thế nào để đăng ký nhượng quyền thương mại

Sau đó, bạn cần liên hệ với các thương hiệu thời trang nhượng quyền để yêu cầu hợp tác. Với các thương hiệu nhỏ sẽ không có yêu cầu quá nhiều bên cạnh vấn đề tài chính, tuy nhiên với những thương hiệu lớn toàn cầu sẽ có những yêu cầu riêng và họ chỉ xét duyệt cho những bên có khả năng đáp ứng được điều kiện của họ.

Họ cũng sẽ quan tâm đến kế hoạch kinh doanh của bạn cũng như địa điểm mà bạn sẽ triển khai trong tương lai. Tùy vào từng thương hiệu mà sẽ có những yêu cầu khác nhau, mức phí cũng khác biệt mà bạn nên cân nhắc rõ ràng.

Loại hình nhượng quyền thương hiệu thời trang

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise)

Nhượng quyền kinh doanh toàn diện, như tên gọi của nó, đây là hình thức nhượng quyền “trọn gói”. Bên nhận nhượng quyền sẽ có các hợp đồng ký thời hạn từ 5 đến 30 năm tùy theo tiềm lực công ty và chi phí có thể bỏ ra.

Thông thường khi thực hiện hình thức nhượng quyền này thì bên nhận nhượng quyền sẽ chịu 2 khoản phí cơ bản là phí hoạt động và phí nhượng quyền ban đầu.

Bên nhượng quyền sẽ giúp bên nhận nhượng quyền trong chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị…

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise)

Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện có thể hiểu ngắn gọn là nhượng quyền một mảng kinh doanh nào đó của bên nhượng quyền

Khi thực hiện hình thức nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện thì bên nhượng quyền không giám sát và can thiệp quá nhiều trong khâu vận hành cũng như sản xuất của bên nhận nhượng quyền.

Mục đích của hình thức này là bên nhượng quyền muốn tạo độ phủ của thương hiệu trên thị trường, tăng doanh thu, và tạo ra khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Nhượng quyền có tham gia quản lý (management franchise)

Hình thức nhượng quyền có tham gia quản lý, hình thức này thường rất ít trong lĩnh vực thời trang trừ những công ty thời trang có quy mô lớn. Ngược lại được áp dụng nhiều tại các chuỗi F&B lớn hay các chuỗi nhà hàng – khách sạn.

Vì ngoài việc cung cấp hình thức kinh doanh và thương hiệu thì bên nhượng quyền đồng thời cũng cung cấp người quản lý và điều hành cho bên nhận nhượng quyền nhằm giúp việc giám sát cũng như vận hành kinh doanh dễ dàng hơn.

Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn (equity franchise)

Ngoài việc nhượng quyền thương hiệu cho bên nhận nhượng quyền, bên nhượng quyền cũng sẽ đầu tư một số vốn nhỏ vào công ty nhận nhượng quyền.

Điều này giúp bên nhượng quyền có tiếng nói trong việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền, tìm hiểu được thêm về thị trường mình mới thâm nhập.

Xem thêm: Các yếu tố quan trọng trong xây dựng thương hiệu thời trang

Chuẩn bị những gì khi nhượng quyền thương hiệu thời trang?

Vốn

Đây là tiêu chuẩn tiên quyết, các bạn có thể thấy chi phí nhượng quyền thương hiệu là không hề rẻ, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang.

Và chi phí để duy trì hợp đồng mỗi tháng cũng không ít, nên các bên nhận nhượng quyền nên tính toán thật kỹ càng về chi phí cố định hàng tháng nhất là trong thời gian đầu để tránh được tối thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

Chuẩn bị những gì khi nhượng quyền thương hiệu thời trang

Nghiên cứu thị trường nhằm lựa chọn thương hiệu thích hợp

Nghiên cứu thị trường là điều quan trọng. Nó quyết định rất nhiều đến sự thành bại của doanh nghiệp. Các bên nhận nên tìm hiểu thật kỹ thị trường mà mình đang hướng đến, liệu thương hiệu mình đang nhắm đến có đủ hay xứng đáng với số tiền mình sắp phải bỏ ra hay không.

Địa điểm

Dù thương hiệu bạn nhận có được độ nhận diện cao đến mức nào mà nếu chọn sai địa điểm thì mọi tiền bạc công sức bỏ ra sẽ như không, thông thường thì việc lựa chọn địa điểm thì bên nhận nhượng quyền sẽ được bên chủ thương hiệu tư vấn kỹ càng về việc địa điểm.

Vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của bên nhận nhượng quyền cũng như hình ảnh của bên chủ thương hiệu.

Lời kết

Đối với việc phải xây dựng một thương hiệu thời trang từ con số không, thì việc nhượng quyền thương hiệu giải sẽ giúp bạn bớt đi một phần nào khó khăn. Bởi vì, các thương hiệu nhượng quyền thường đã có sẵn vị trí nhất định trên thị trường. Bạn chỉ cần tập trung vào kinh doanh, gia tăng doanh số. Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn khách quan hơn trong việc kinh doanh mà bạn dự định sắp tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐIỆN NGAY 0901 901 800
Chat Facebook Gọi điện Chat Zalo