Công ty cổ phần đang là một trong những loại hình doanh nghiệp được lựa chọn phổ biến hiện này. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp đang đau đầu về những rắc rối trong việc thành lập công ty cổ phần. Thì với bài viết này, AEDIGI sẽ hướng dẫn bạn đầy đủ quy trình, thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần theo quy định hiện hành mới nhất của pháp luật. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!
Căn cứ vào pháp lý
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Quy trình đăng ký thành lập công ty cổ phần như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị thông tin trước khi thành lập
Để có thể thực hiện việc đăng ký thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp cần chuẩn bị những thông tin sau:
- Tên công ty: Phải theo đúng quy định gồm 2 yếu tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp. Tên của công ty cần tránh bị nhầm lẫn với tên khác và không được gây hiểu lầm về phong tục văn hóa.
- Địa chỉ trụ sở công ty: Cần được đặt trên lãnh thổ Việt Nam, rõ ràng về số nhà, đường, quận, huyện, thành phố, tỉnh. Điều này sẽ giúp cho việc giao dịch với các đối tác hay khách hàng diễn ra thuận lợi hơn.
- Có vốn điều lệ
- Có ngành nghề kinh doanh
- Có các thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty
- Có người đại diện pháp luật hợp pháp của doanh nghiệp
- Các thành viên góp vốn cần có đủ tư cách pháp luật về góp vốn, thành lập và quản lý doanh nghiệp
- Cần có các giấy tờ cần thiết nhằm hoàn thiện thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần
Các cá nhân hay tổ chức muốn thành lập công ty cổ phần cần soạn thảo hồ sơ để đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần cần phải có đầy đủ các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần
- Dự thảo Điều lệ công ty
- Danh sách các cổ đông sáng lập và nhà đầu tư nước ngoài
- Bản sao có công chứng giấy tờ chứng thực cá nhân như căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức. Bên cạnh đó, cần bản sao có công chứng một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo quy định của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập doanh nghiệp là tổ chức.
- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc các tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Các văn bản chứng nhận đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện đối với trường hợp công ty kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Sau khi soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, sẽ đem hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký thành lập công ty có cổ phần. Bạn có thể nộp hồ sơ thông qua những cách như sau:
Đăng ký trực tiếp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và thanh toán lệ phí. Khi nhận hồ sơ, chuyên viên phòng đăng ký kinh doanh sẽ đưa giấy biên nhận và giấy trả kết quả nếu hồ sơ của bạn hợp lệ và không có sai sót gì.
Đăng ký qua mạng điện tử, sử dụng chữ ký số công cộng
Để có thể đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử bạn cần phải kê khai thông tin chính xác, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử và thanh toán lệ phí qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (website: dangkykinhdoanh.gov.vn )
Lưu ý: Khi doanh nghiệp nộp hồ sơ qua mạng điện tử cần phải nộp kèm thêm bản scan tài liệu có trong hồ sơ.
Bước 4: Nhận kết quả và công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn từ 03 – 05 ngày làm việc. Nếu hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần không hợp lệ thì phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho doanh nghiệp biết bằng văn bản và các lỗi sai cần phải sửa.
Đối với những trường hợp nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì sau khi hồ sơ hợp lệ, phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp, sẽ gửi thông báo qua mạng điện tử cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khi đó, người đại diện theo pháp luật cần nộp một bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy và giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận bản hồ sơ giấy.
Bước 5: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp cần tiến hành khắc con dấu công ty theo thông tin mà doanh nghiệp đã đăng lý trước đó. Khi công ty muốn sử dụng con dấu trong các giao dịch của mình thì cần thực hiện thủ tục thông báo sử dụng mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
Sau khi nhận thông báo về việc sử dụng mẫu dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận cho công ty, đồng thời thực hiện đăng tải thông báo của công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu cho công ty.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về quy trình đăng ký thành lập công ty cổ phần mới nhất 2022 mà bạn nên biết. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp các chủ doanh nghiệp có thể thực hiện được ước mơ thành lập công ty cổ phần của mình một cách nhanh chóng và thuận lợi. Nếu có gì thắc mắc về thủ tục, quy trình thành lập công ty hãy liên hệ ngay đến AEDIGI để được tư vấn và giải đáp miễn phí ngay nhé!
>>>> Bạn có thể muốn xem: