Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần năm 2022

Thành lập công ty cổ phần không phải là điều dễ dàng vì những hồ sơ, thủ tục rắc rối sẽ gây khó dễ cho bạn trong quá trình thực hiện thành lập công ty. Bởi vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về các vấn đề pháp lý có liên quan. Vậy bạn đã biết những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần là gì chưa? Hãy cùng AEDIGI tìm hiểu ngay nhé!

Tìm hiểu về công ty cổ phần

Công ty cổ phần là pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập so với những chủ thể sở hữu nó. Vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ được chia thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và có thể phát hành cổ phiếu để huy động ốn tham gia của các nhà đầu tư.

Tìm hiểu về công ty cổ phần

Đây được xem là một tổ chức kinh tế, được đặt tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch; được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh.

Công ty cổ phần cần phải có ít nhất 3 thành viên trở lên và không tối đa số lượng thành viên góp vốn. Các cổ đông công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

>>>> Xem thêm: Tại sao nên thành lập công ty cổ phần? Bạn biết chưa?

Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần là gì?

Dưới đây là một số lưu ý khi thành lập công ty cổ phần mà các chủ doanh nghiệp mới nên biết. Hãy cùng tham khảo ngay nhé!

Chọn ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, các ngành nghề kinh doanh đều được thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thông thường. Tuy nhiên, có một số ngành nghề mà pháp luật quy định cần phải có chứng chỉ ngành nghề và đáp ứng một số điều kiện đặc thù nhất định mới có thể kinh doanh.

Chọn ngành nghề kinh doanh

Theo pháp luật hiện hành quy định 3 loại ngành nghề kinh doanh chính, đòi hỏi chủ đầu tư phải đáp ứng được một số với việc kinh doanh, bao gồm:

  • Các ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định
  • Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện
  • Các ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề

Chủ doanh nghiệp cần thiết phải xác định xem ngành nghề mà công ty định kinh doanh là gì, nếu thuộc 3 ngành nghề nêu trên thì cần chuẩn bị thêm 1 số tài liệu mà ngành nghề đó yêu cầu. Đây là điều đầu tiên cần lưu ý khi thành lập công ty cổ phần.

Xác định vốn điều lệ

Vốn điều lệ của công ty cổ phần sẽ là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ của công ty. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, khi thành lập công ty cổ phần, doanh nghiệp có thể tự đưa ra mức vốn điều lệ sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính công ty.

Ngoài ra, việc xác định vốn điều lệ còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà công ty đang dự định hoạt động. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định và ký quỹ thì vốn điều lệ của công ty cần phải đáp ứng điều kiện của pháp luật đưa ra.

Chọn người đại diện

Chọn người đại diện

Người đại diện pháp luật có thể là chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác được quy định trong điều lệ của công ty. Theo quy định mới thì công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.

Đối với việc có nhiều người đại diện thì thường chỉ phù hợp với những công ty có cơ cấu tổ chức lớn, có sự giám sát phân chia công việc về từng mảng kinh doanh khác nhau. Hoặc những công ty này cần người đại diện pháp luật điều hành ở nhiều quốc gia khác nhau trong cùng một thời điểm. Còn với những công ty cổ phần có mô hình nhỏ thì chỉ nên chọn 1 người đại diện nhằm dễ dàng quản lý và tránh những vẫn đề phức tạp, rắc rối không đáng có.

Đặt tên cho công ty

Đặt tên công ty là một trong những điều cần lưu ý khi thành lập công ty cổ phần. Theo quy định của pháp luật đang hiện hành thì tên doanh nghiệp sẽ bao gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Bạn đang thành lập công ty cổ phần thì hiển nhiên loại hình doanh nghiệp cần đặt tên chính là công ty cổ phần.

Đối với tên riêng của công ty thì cần được viết theo bảng chữ cái tiếng Việt, có thể có chữ số hoặc ký hiệu. Khi đặt tên doanh nghiệp cần tránh bị trùng lặp tên với công ty khác và tránh đặt tên gây nhầm lẫn với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Ví dụ: Công ty cổ phần Bình An => Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần; Tên riêng doanh nghiệp: Bình An.

>>>> Xem thêm: Những Tên Công Ty Hay Nhất Việt Nam

Chọn địa chỉ trụ sở công ty

Trụ sở của công ty cổ phần cần được đặt trên lãnh thổ Việt Nam. Công ty phải có địa chỉ rõ ràng, xác định cụ thể: số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường, thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. Việc địa chỉ trụ sở rõ ràng cho thuận lợi cho việc cơ quan nhà nước quản lý doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng dễ dàng trong quá trình giao dịch với đối tác hay khách hàng. Và thêm một lưu ý khi thành lập công ty cổ phần chính là doanh nghiệp không nên chọn địa chỉ tại các khu nhà chung, nhà tập thể.

Kết Luận

Trên đây là những thông tin về các lưu ý khi thành lập công ty cổ phần mà các chủ doanh nghiệp mới nên quan tâm và tìm hiểu. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp cho bạn có thể thành lập công ty cổ phần thành công. Nếu có thắc mắc về việc thành lập công ty, hãy liên hệ đến AEDIGI để được giải đáp và tư vấn nhé!

> Có thể bạn muốn biết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐIỆN NGAY 0901 901 800
Chat Facebook Gọi điện Chat Zalo