Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng như thế nào?

Bạn đang muốn khởi nghiệp bằng cách thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng? Nhưng bạn chưa biết các thủ tục cũng như hồ sơ pháp lý để có thể kinh doanh trong lĩnh vực này? Hãy cùng AEDIGI tìm hiểu về vấn đề này ngay nhé!

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng là gì

Thực phẩm chức năng là một loại thực phẩm có chức năng hỗ trợ, phục hồi, duy trì hoặc tăng cường các chức năng của cơ thể con người. Tạo cho cơ thể có tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ bệnh tật. Thực phẩm chức năng sẽ bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học.

Điều kiện có thể thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Trước khi thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh thực phẩm chức năng thì doanh nghiệp cần đảm bảo những yêu cầu của Bộ Y tế về các sản phẩm có liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người. Theo Nghị định 67/2016/NĐ-CP quy định việc thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng như sau:

Điều kiện về cơ sở sản xuất

Để thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng cần phải có các thiết bị máy móc, nhà xưởng phục vụ công tác sản xuất thực phẩm chức năng và phải đảm bảo theo các quy định mà pháp luật đưa ra. Khu vực bảo quản và sản xuất thực phẩm chức năng cần đảm bảo các điều kiện về an toàn và phải phù hợp với quy mô.

Điều kiện về cơ sở sản xuất

Cơ sở sản xuất không bị ngập nước, đọng nước, không bị ảnh hưởng bởi động vật, công trùng và các nguồn ô nhiễm khác. Khu vực vệ sinh cần được bố trí ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm. Cửa nhà vệ sinh không được mở thông với khu vực bảo quản thực phẩm.

Ngoài ra, nhân sự cần tiến hành sản xuất thực phẩm chức năng phải là người được đào tạo chuyên môn và chuyên nghiệp. Công ty cần phải có khu vực kiểm tra chất lượng thực phẩm chức năng sau khi sản xuất nhằm đảm bảo an toàn chất lượng. Bên cạnh đó, muốn thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng phải có hệ thống sổ sách hoặc phần mềm quản lý thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh.

Điều kiện về thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh thực phẩm chức năng

Doanh nghiệp cần có đầy đủ thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản và kiểm soát các yếu tố an toàn thực phẩm phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất. Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải, có nắp đậy và phải được vệ sinh thường xuyên.

Điều kiện về giấy phép và chứng chỉ hành nghề

Điều kiện về giấy phép và chứng chỉ hành nghề

Người trực tiếp quản lý chuyên môn trong quá trình sản xuất thực phẩm chức năng cần phải có chứng chỉ hành nghề. Doanh nghiệp cần có đủ ít nhất 3 loại giấy phép bao gồm:

  • Giấy phép chứng nhận sản phẩm chức năng đã được công bố chất lượng trên thị trường, tại Bộ Y tế các đơn vị phân phối sản phẩm cho doanh nghiệp của bạn.
  • Giấy xác nhận nhãn hiệu của thực phẩm chức năng đã được bảo hộ và nhãn hiệu không trùng lặp với những sản phẩm có nhãn hiệu độc quyền đã đăng ký với cơ quan pháp luật.
  • Giấy chứng nhận kho chứa thực phẩm chức năng của doanh nghiệp, công ty đạt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng cần gì?

Đăng ký mã ngành nghề

Doanh nghiệp khi muốn kinh doanh thực phẩm chức năng cần phải biết mình sẽ kinh doanh ngành nghề nào để đăng ký với cơ quan nhà nước. Về lĩnh vực thực phẩm chức năng thì bạn có thể tham khảo 2 ngành sau:

  • Sản xuất thực phẩm chức năng thuộc loại thực phẩm sản xuất chưa được phân loại cụ thể, chưa được chia nhóm
  • Kinh doanh và buôn bán thực phẩm chức năng.

Dưới đây là những mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng thường được các doanh nghiệp đăng ký nhiều:

  • 1079: Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu ( Chi tiết: Sản xuất thực phẩm chức năng )
  • 4632: Bán buôn thực phẩm, kinh doanh thực phẩm chức năng
  • 2100: Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu
  • 4772: Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh

Đặt tên và địa chỉ công ty

Để có thể thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng thì tên công ty sẽ bao gồm 2 yếu tố: Loại hình kinh doanh + Tên riêng. Khi đặt tên không được lấy lại tên của công ty khác và tránh những tên gây hiểu nhầm, đảm bảo văn hóa. Tên công ty có thể là những chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

>>>> Xem thêm: TOP Cách Đặt Tên Công Ty Hay Ý Nghĩa Nhất

Địa chỉ công ty cần rõ ràng, dễ tìm thuận tiện cho việc giao dịch với đối tác và khách hàng. Trụ sở phải thể hiện rõ các thông tin như số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã; phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Khi thuê địa điểm làm trụ sở công ty thì cần phải có giấy tờ thuê nhà. Ngoài ra, không nên đặt trụ sở công ty tại các nhà chung cư, nhà tập thể…

Đặt tên và địa chỉ công ty

Về người đại diện pháp luật

Người đại diện pháp luật có thể là chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc cũng có thể là một cá nhân khác. Tuy nhiên, người đại diện pháp luật là người có thể sẽ được ủy quyền thực hiện các thủ tục theo pháp luật của doanh nghiệp nên cần chuẩn bị giấy tờ như chứng minh nhân dân, căn cước nhân dân vẫn còn hiệu lực để làm hồ sơ.

Những người không có quyền góp vốn

Theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, nếu các cá nhân, tổ chức thuộc các trường hợp sau đây thì không có quyền thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Lực lượng vũ trang trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng

Để có thể thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng, doanh nghiệp cần phải soạn thảo hồ sơ bao gồm:

  • Giấy đăng ký thành lập công ty sản xuất thực phẩm chức năng
  • Điều lệ dự thảo của công ty
  • Danh sách cổ đông và các thành viên góp vốn của công ty hoặc thông tin của người đứng đầu doanh nghiệp khi công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của chủ doanh nghiệp
  • Bản sao chứng thực của các loại giấy tờ gồm: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân.
  • Văn bản chứng minh tài sản cá nhân hay báo cáo tài chính của tổ chức để cơ quan nhà nước có thể xác nhận bạn đủ khả năng mở công ty và đưa doanh nghiệp vào hoạt động.
  • Trong trường hợp có nguồn vốn đầu tư thì cần phải có giấy chứng nhận đầu tư hợp lệ.

Trên đây là những thông tin cần thiết phải có khi thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực kinh doanh thực phẩm chức năng. Nếu bạn quyết định thành lập công ty và vẫn còn băn khoăn về vấn đề này thì hãy liên hệ đến dịch vụ thành lập công ty của AEDIGI hoặc Hotline 0901 901 800 để được tư vấn nhé!

>>> Bạn có thể muốn xem:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐIỆN NGAY 0901 901 800
Chat Facebook Gọi điện Chat Zalo